Breaking News
Loading...

Recent Post

20/4/14
BỆNH PHONG THẤP KINH NIÊN BIẾN DẠNG

BỆNH PHONG THẤP KINH NIÊN BIẾN DẠNG


Bệnh Phong thấp kinh niên biến dạng (Rhumatisme Chronique déformaux) còn gọi là bệnh Phong thấp kinh niên diễn biến (Polyarthrite chronique évolutive, viết tắt là PCE) hay bệnh khớp viêm Phong thấp (Arthrite Rhumatoide). Danh từ sau này nói lên tính chất của bệnh có chứng viêm kinh niên.

Bệnh Phong Thấp Kinh Niên Biến Dang

Triệu Chứng

Triệu chứng của bệnh phong thấp kinh niên là toàn thân và cục bộ, nó có hình thức như bệnh nhiễm trùng.

Đa số giới phụ nữ hay bị bệnh này (cứ năm người thì có bốn người bị bệnh) khi tới khoảng bốn mươi tuổi nhằm vào thời kỳ đời sống và nghề nghiệp đang sinh hoạt tốt đẹp. Do đó bệnh này mang một sắc thái xã hội đặc biệt.

Trên bình diện chung, bệnh nhân rên vì cảm thấy trong người có sự khó chịu lờ mờ: thấy mệt mỏi, không lanh lẹ, kém ăn và có khi có cơn sốt. Tiêp đó, bệnh nhân bắt đầu gầy đi, xanh xao. Nói tóm lại, có dáng điệu bệnh hoạn.

Ngay khi đó, cần thử máu để xem xét vài sự thay đổi đặc biệt của chứng viêm, nhất là khi gia tăng tôc độ về sự tiêu hao hồng huyết cầu. Thường thường ta thấy có tình trạng thiếu máu nhẹ.

Trên bình diện cục bộ, ta thấy nhiều khớp xương bị đau cùng một lúc, đặc biệt các khớp xương gần cuối bộ xương lại hay bị đau.

Tuy nhiên khi bước qua giai đoạn thứ hai, bệnh không lan ra nữa qua các khớp xương chưa bị đau ở giai đoạn thứ nhất. Vì vậy việc khám bệnh lần đầu rất quan trọng và phải lập bản tổng kê tình trạng các khớp xương rất cẩn thận và đầy đủ.

Trước khi mô tả triệu chứng Phong thấp kinh niên diễn biến ở một khớp xương mẫu, ta cần lưu ý rằng hiện nay y khoa đã có các phương pháp chữa trị bệnh này rất công hiệu.

Triệu chứng thứ nhất: khớp xương đau bị nhức nhối, hơi sưng lên vì bị khớp dính; bệnh nhân thấy hiện tượng đặc biệt này vào buổi sáng khi thức dậy.

Lúc đầu, sự cử động cẩn thận của khớp xương đau làm hết nhức nhối nhưng tình trạng này cũng không lâu được.

Những khớp xương hay cử động, bệnh nhân thấy những triệu chứng bất thường đầu tiên: ngón tay và ngón chân bị đau nhức. Từ đó nhiều khớp xương cũng bị đe dọa và xem xét kỹ thì thấy đúng như vậy. Thường khi ta thấy có sự cân đối hoàn toàn của chỗ đau bên trái và bên phải. Ta không giải thích được như thế nào cho đúng về hiện tượng này.

Bệnh nhân thấy ngày càng đau hơn, nên ít làm cử động các khớp xương đau; do đó những bắp thịt của khớp xương đau dần dần bị teo lại. Đồng thời, ta nhận thấy một số hiện tượng biến chất đặc biệt tại các vùng chu vi khớp: da thì mỏng và trơn, các mô tâm nhuận và sưng lên. Đó là hình thức cổ điển của khớp xương Phong thấp, nhất là ở các ngón tay. Các ngón tay đau bị nhỏ đi, có hình thoi, nhưng khớp xương lóng ngón tay lồi lên.

Sau đó, ngang khớp xương, ta thấy phát hiện các biến dạng hoàn toàn khác các biến dạng của bệnh Rỉ khớp và còn nặng hơn nữa; do đó ta nói một sự đảo lộn về cấu tạo bình thường của khớp xương. Bước qua giai đoạn này thì những khớp xương có hình dáng bất thường trầm trọng, gọi là hình dáng "xấu xa". Như vậy bệnh khớp dính trở thành rõ rệt.

Đến giai đoạn cuối cùng, hõm khớp biến dạng dần dần: không còn sụn khớp, bao khớp và hoạt mạc nữa. Các đầu xương cọ sát sau và dần dần dính với nhau tiến đến bệnh khớp dính hoàn toàn.

Cơ Chế

Từ lâu ta không biết rõ căn nguyên đích thực của bệnh Phong thấp kinh niên diễn biến. Những kết quả tìm tòi mới nhất cho ta hy vọng rằng sẽ tìm ra được sự thật.

Do những sự việc được biết và chứng minh, ta nên lưu ý vài nguyên nhân có vai trò quan trọng sau đây:

- Trước hết, bệnh này ưa hợp với phụ nữ gần 40 tuổi. Sự việc này làm cho ta nghĩ về ảnh hưởng của vài yếu tố thuộc kích thích tố (Facteurs hormonaux) sau đó là ảnh hưởng của thời tiết xấu nhất là khí lạnh ẩm, thấy rất rõ sự phát sinh các cơn đau của bệnh.

- Vết thương: Việc nghiên cứu vết thương cho phép hướng cuộc tìm tòi đi theo một chiều rất chính xác. Hình thể khớp xương mắc bệnh Phong thấp kinh niên khác hẳn bệnh Rỉ khớp: ở đây không còn các vết thương loại già cỗi mà chính là phản ứng viêm. Chứng viêm này đặc biệt trầm trọng ở vùng khớp xương và chu vi khớp, gây nên trạng thái sưng lên và đau nhức, luôn luôn nhức nhối. Các mô xương và sụn khớp chống lại trạng thái viêm và lập thành một cấu tạo mới: ta thấy phát hiện hiện tượng xương lồi lên, có khi lớn, gọi là xương mọc thừa (ostéophytes hay chondrophytes). Xương này lớn lên một cách "vô trật tự" và dồn ép các đầu khớp xương đưa dần đến hình thức kỳ dị xấu xa. Lần đầu, cử động bị thu hẹp lại và các bức thành xương lại hạn chế thêm độ lớn cử động. Tuy nhiên, đến giai đoạn cuối cùng, bệnh khớp dính của khớp xương mắc chứng Phong thấp kinh niên là do phản ứng viêm nhiều hơn là sự biến dạng. Vì vậy vẫn có thể chữa trị được.

VÀI HÌNH THỨC ĐẶC BIỆT

Sau dây là vài vết thương điển hình về phạm vi có hình thức đặc biệt:

- Có loại vết thương có tính cách “ngoài khớp xương”. Trong bản kê cổ điển của bệnh Phong thấp kinh niên diễn biến, có ghi sự hiện diện của nhiều loại vết thương như ở mắt, nổi trên da. Tất cả các biến chứng này được kiểm soát bằng phương pháp chữa trị bệnh thông thường.

- Lại có nhiều thứ bệnh Phong thấp kinh niên diễn biến mà trẻ em hay mắc: đó là bệnh Phong thấp thanh niên (arthrite rhumatoide junénile) hay bệnh Still. Ta không biết rõ bệnh này đúng là cùng một thứ bệnh Phong thấp kinh niên diễn biến không, mà yếu tố tuổi tác bệnh nhân làm thay đổi ít nhiều triệuchứng và sự phát triển của bệnh, hoặc là một thứ bệnh khác biệt nhưng có triệu chứng tương tự. Ta hy vọng các tìm tòi nghiên cứu rồi đây sẽ tìm ra được kết quả.

- Bệnh khớp đốt xương sống viêm dính (spondylarthrite |p ankylosante hay pelui-spondylite rhumatismale) là bệnh khớp xương của xương sống gây trở ngại rất nhiều cho bệnh nhân. Hiện nay y học còn đang thảo luận về chứng bệnh này có liên hệ hay không đến bệnh Phong thấp kinh niên diễn biến. Sự dự đoán là giống như bệnh PCE, bệnh khớp dốt xương sống viêm chính sẽ biến bệnh thành tàn tật nếu không chữa trị đúng mức và cứ để cho bệnh phát triển. Cách chữa trị cũng dựa trên căn bản giống nhau và ngày nay có nhiều thứ thuốc cho phép ta kiểm soát sự diễn biến của bệnh khớp đốt xương sống viêm, như trường hợp bệnh Phong thấp kinh niên diễn biến vậy. Ta có dịp trở lại vấn đề này và đi vào chi tiết hơn.
Sự xụi bại do bệnh Phong thâp kinh niên gây ra khác nhau rất nhiều tùy từng trường hợp. Chỗ khớp xương đau có vai trò quan trọng, liên hệ với việc làm hàng ngày của bệnh nhân: hai bàn tay đau có thể liên hệ đến đời sống của người đánh đàn nhiều hơn trường hợp của người thủ công nghệ. Yếu tố tinh thần thân thể có vai trò quan trọng trong các chứng đau nhức Phong thấp, có khi có ảnh hưởng bất ngờ. Ta biết rằng trong khi bệnh trạng diễn biến lúc đang chữa bệnh thì ảnh hưởng của đức tin mạnh mẽ như “bưng nổi quả núi” có thể nhận thấy được rõ ràng. Đó là hiện tượng giải thích một vài trường hợp áp dụng phương pháp chữa trị mới, thấy công hiệu lúc đầu nhưng bớt giảm lúc sau. Đó cũng là lý do giải thích sự thành công nhất thời của trường hợp các bác sĩ có “phép lạ” và sự hiệu nghiệm thuốc “bách bệnh” của họ cũng không lâu bền được.

Bệnh Phong thấp kinh niênbệnh nhiễm trùng, ta không ngạc nhiên khi thấy gần đây tin tức cho biết y khoa nghiên cứu “cô lập hóa” một loại siêu vi trùng (virus) của căn bệnh. Nếu kết quả tìm kiếm này được xác nhận thì cũng cần giải thích tại sao ta không thấy phát có bệnh dịch của bệnh Phong thấp kinh niên hay nói cách khác tại sao có người thì dễ mắc siêu vi trùng của bệnh hơn người khác. Biết rõ được việc này là tìm ra sớm manh mối về những người có thể bị bệnh đe dọa và ngừa bệnh trước cho họ bằng thuôc chủng (vaccin).

Khi thấy có dấu hiệu nào về đau nhức kinh niên trong các khớp xương, ta phải đi đến bác sĩ khám bệnh ngay nếu ta thuộc gia đình vốn có bệnh Phong thấp. Không nên chờ đến lúc thấy khớp xương biến dạng; việc chẩn bệnh phải thực hiện càng sớm càng tốt.

Chính X quang giúp bác sĩ tìm ra bệnh và việc thử máu lại giúp thêm yếu tố định bệnh chắc chắn. Bệnh nhân phải được khám xét kỹ lưỡng và đầy đủ, cả bằng khám lâm sàng lẫn X quang vì mọi khớp xương đau đều phải khám xét cẩn thận.

Nếu bạn bị bệnh Phong thấp kinh niên hay bệnh Khớp đốt xương sống viêm dính thì nên báo tin cho gia đình bà con biết để đề phòng các bệnh này vì nó mang tính chất liên hệ đến giòng máu. Làm như vậy có thể giúp cho người khác biết để họ đi bác sĩ khám sớm.

Chữa Trị

Như trường hợp các bệnh trước đây đã nói ở phần trên, có 3 cách chữa trị chính:

- Phương pháp đặc biệt: chữa trị bệnh Phong thấp kinh niên thì có thuốc Cortisone để đạt được công hiệu đầu tiên và có kết quả. Hiện nay còn có thứ khác cũng rất công hiệu như Phénylbutazone, Salicyl và Sels d'or.

- Phương pháp căn bản: cẩn thận giữ gìn bản thân để chống thời tiết xấu; kiêng cữ khi có cơn đau nhức; nghỉ ngơi đầy đủ, uống nước suôi đều...

- Phương pháp cục bộ: trừ đau nhức và chống bệnh khớp dính, áp dụng trước khi quyết định dùng các thuốc đặc biệt công hiệu; đó là vật lý liệu pháp, điện liệu pháp, chích thuốc vào khớp xương đau, nhất là xoa bóp, cử động luyện nắn khớp xương đau, có thể đem lại nhiều kết quả.


Sưu tầm
19/4/14
PHONG THẤP KINH NIÊN THOÁI HÓA KHỚP (BỆNH RỈ KHỚP)

PHONG THẤP KINH NIÊN THOÁI HÓA KHỚP (BỆNH RỈ KHỚP)

Phong thấp kinh niên thoái hóa (rhumatisme chronique dégénératif) là một chứng Phong thấp rất thông thường. Các bác sĩ chuyên môn đặt tên là bệnh Rỉ khớp (Arthrose). Danh từ “Arthrose” này theo nguồn gốc của nó, có nghĩa là đau khớp xương, hay Phong thấp kinh niên thoái hóa.

Phong Thấp Kinh Niên Thoái Hóa Khớp

Triệu Chứng

Triệu chứng bệnh Rỉ khớp được nhiều người biết tới, nhất là đối với những người đã từng đau khổ vì bệnh này.

Theo tính cách cổ điển, bệnh Rỉ khớp là một chứng đau nhức của người lớn tuổi (thường là quá năm mươi tuổi). Một ngày nào đó, bệnh nhân bắt đầu thấy đau nhức và kêu răng rắc ớ một khớp xương nào đó (không mấy khi ở nhiều khớp). Các chỗ dễ bị đau là háng, đầu gối, xương sống lưng và ngón tay.

Bác sĩ chuyên môn khám khớp xương bị đau thì chẳng thấy dấu hiệu nào về chứng viêm: không sưng lên, chỗ bị đau không đỏ da, không nóng bất thường, không biến dạng. Trái lại, mọi sự cử động, sờ mó, dù nhẹ hay cẩn thận cũng gây nhức. Bàn tay đặt trên khắp xương đau cũng có cảm giác tiếng “răng rắc” lớn hay nhỏ khi cử động. Có khi tai cũng nghe được tiếng đó.

Cơ Chế

Tính chất và cơ chế bệnh Rỉ khớp như nói trên, vẫn chưa được biết rõ. Các bác sì chuyên môn đă thảo luận từ lâu và đến nay vẫn còn tiếp tục mà chưa đi đến sự nhất trí quan điểm về bệnh này. Một số bác sĩ cho rằng bệnh Rỉ khớp không phải do một bệnh mà là sự kết hợp của nhiều thứ bệnh khác nhau.

Vấn Đề Vết Thương

Y học cố gắng vén bức màn bí ẩn của bệnh Rỉ khớp bằng sự nghiên cứu các vết thương mà bệnh nhân chết vì bệnh này. Kết quả nhận xét là có thể nói rằng bệnh Rĩ khớp có hiện tượng khớp xương bị già cỗi sớm. Qua bốn mươi tuổi thì 90% bệnh nhân đều có dấu vết khớp xương bị già cỗi. Chỗ khớp xương đau, sụn khớp có màu nhợt nhạt, mòn mỏng đến hết sụn, để lại trên mặt khớp xương các vết lở loét và để trần xương ra. Ta thấy chỗ đau có một hình thái đặc biệt.

Trước hết, các sự trượt lên nhau của đầu khớp xương chuyển động kém bình thường và chắc chắn đưa đến sự giảm bớt sự mềm dẻo và lanh lẹ.

Sau dó, đặc biệt các mặt khớp xương bị để trần không còn được bảo vệ để chống đỡ các trạng thái đụng chạm và chấn thương (traumtisne). Đầu xương bị trần và luôn luôn bị đụng chạm trực tiếp nên các mô xương phản ứng làm tan chất vôi (décalcifier) và bị giòn, đồng thời phát hiện trên mặt khớp xương những đường nứt nhỏ. Bờ đường nứt phát sinh nhiều mầm các mô xương. Với thời gian, các mầm này to lớn dần một cách vô trật tự đưa đến tình trạng biến dạng các mặt khớp xương gây sự khó khăn vì giảm bớt độ lớn cử động. Đáng lưu ý là bệnh Rỉ khớp không bao giờ biến thành bệnh khớp dính hoàn toàn; sự chuyển động khớp xương có bớt đi nhưng vẫn còn cử động được. Màng hoạt mạc có bao khớp ở mặt bên trong, bắt đầu dày lên. Có nhiều trường hợp ta thấy phát sinh phía trong khớp xương các tua (frauge) rồi biến thành mô sụn khớp. Chính các tua này và sự chuyển động khớp xương mà phát sinh các tiếng kêu răng rắc khi có cử động. Nhiều khi các mảnh nhỏ sụn hoạt mạc gẫy rời ra và rớt vào các hõm khớp: các mảnh vụn này làm thành vật dư ngoại mà bác sĩ chuyên môn gọi là chuột khớp xương.

Trước đây, ta nghiên cứu các vết thương này ở các xác bệnh nhân chết ngoài nguyên nhân bệnh Phong thấp, nhưng ngày nay các bác sĩ chuyên môn theo dõi sự phát triển bệnh Rỉ khớp của bệnh nhân đang sống bằng phương pháp dùng X quang (nhiếp ảnh khớp: Arthrographie).

Thử Giải Thích

Mặc dầu vấn đề này phức tạp, ta hãy cố gắng giải thích các hiện tượng nêu trên.

Câu hỏi thứ nhất đặt ra để tìm hiểu các sự kiện của bệnh từ đâu đưa đến các dấu vết khớp xương bị già cỗi (stigmatosde vieillissementartieulaire) ở 90% trường hợp bệnh nhân khoảng bốn mươi tuổi? Tại sao các khớp xương đau lại già cỗi mau hơn các chỗ khác trong cơ thể?

Trả lời câu hỏi này cũng dễ dàng: các vết thương đó là hậu quả của vô số “tiểu tai nạn” hàng ngày của thân thể (đánh đấm, lôi kéo, vặn uốn...).

Câu hỏi thứ hai: tại sao các dấu vết xương khớp già cỗi (thường có trạng thái âm thầm) nó có dịp sẽ gây trầm trọng dần dần đối với một số người và làm trở ngại cho cử động của khớp xương dau? Tại sao đối với đa số bệnh nhân chỉ có một loại khớp xương bị đau thôi?

- Tìm được “chìa khóa” của bí ẩn này là điều quan trọng nhất vì từ đó mà tìm ra manh mối về cách chữa trị bệnh thật công hiệu. Bệnh nhân có thể có trường hợp cách biệt về các sự “đụng chạm nhỏ” mà ta có dịp nói ở trên. Ví dụ bệnh Rỉ khớp mang trạng thái chuyên môn như trường hợp bệnh Rỉ khớp khuỷu tay của các người thợ máy dùng máy khoan điện; bệnh Rỉ khớp đầu gối của các người lau chùi sàn nhà, thợ giặt, tu sĩ; bệnh Rỉ khớp gốc thể thao như khuỷu tay các người chơi tennis, đầu gối các cầu thủ đá banh...). Yếu tố máy móc, giải thích được rằng bệnh Rỉ khớp dễ ngã về các khớp xương quan trọng thường ngày phải làm việc nhiều (như háng, đầu gối, phần dưới lưng). Có trường hợp một số bệnh nhân khác bị bệnh Rỉ khớp đầu gối mang hiện tượng tĩnh mạch trướng (varico) rất lớn. Sau cùng, còn có yếu tố nội tiết (epdocrinien) liên hệ mà mọi người không còn nghi ngờ gì nữa. Rõ ràng nhất là phụ nữ mắc bệnh Rỉ khớp khi tới kỳ hết kinh.

Đó là những yếu tố chính yếu do y khoa tìm ra, nhưng các tài liệu còn rải rác chưa được một tổng hợp đầy đủ.

Theo phần kết luận mới nhất của các chuyên viên thì chính trong sự biến hóa của các mô; ở trạng thái bất thường của men bào (ferments'cellulaires) là chỗ phải tìm ra đáp số của bài toán bí ẩn này.

Tuy nhiên, vấn đề này còn phải nghiên cứu kiên nhẫn và lâu dài mới đi đến kết quả mong muốn.


Chẩn Bệnh

Khi bị Rỉ khớp, bác sĩ không thấy khó khăn gì để tìm bệnh. Xem xét khớp xương đau, thử máu thì chẳng thấy chứng viêm. Bệnh nhân không có triệu chứng thông thường của Phong thấp: Không có cơn sôt, không thấy khó chịu. Nhưng chỉ dùng X quang là biết ngay được bệnh chắc chắn.

Chữa Trị

Chữa trị công hiệu một trường hợp bệnh Rỉ khớp là việc khó xử trí, vì ta không biết rõ nguyên nhân chính xác của chứng đau. Bác sĩ chỉ có một vài cách trị hết đau tạm thời hoặc về các triệu chứng đau nhức và làm chậm sự phát triển bệnh trạng, nhưng bác sĩ không có phương cách nào có thể làm lành dứt căn bệnh này. Như vậy việc chữa trị cần tính kiên nhẫn, hiếu biết và giáo dục ý thức trị liệu cho bệnh nhân:

Cách thức chữa trị gồm có:

- Phương pháp căn bản: ăn uống kiêng cừ đối với người béo mập, dùng nước suối và các biện pháp khác thích hợp.

- Phương pháp đặc biệt: chưa hoàn hảo nhưng có thế ngăn chặn vết thương phát triển. Dùng thuốc Phénylbutazone, Hormones, rất ít Corticoides.

- Phương pháp cục bộ: dùng thuốc, chừa bằng phương thức điện xung và xoa bóp nhằm trừ đau nhức và bệnh khớp dính.
Khi áp dụng các phương pháp nói trên, bệnh nhân sè thấy đỡ đau thật sự và được trở lại trạng thái bình thường.

Sưu tầm
18/4/14
BỆNH GÚT (GOUTTE)

BỆNH GÚT (GOUTTE)


Nói đên bệnh Gút (Goutte), ta bước vào phạm vi các bệnh Phong thấp kinh niên có sắc thái đặc biệt.

Triệu Chứng

Có nhiều loại triệu chứng và không luôn phù hợp với các hình ảnh cổ truyền mà ta thường có.

Hình thức cổ điển: Hình ảnh thông thường của bệnh Gút như sau: bệnh nhân là nam giới, khoảng năm mươi tuổi, mạnh khỏe vui đời, đặc biệt là một tay ghiền rượu. Chứng đau nhức bỗng nhiên đến mà chẳng báo hiệu trước. Đương sự thấy đau nhức ghê gớm và buộc phải nằm dính ở giường: một trong các ngón chân cái (thường khi là ngón cái chân trái) có da nổi sắc hơi đỏ, sưng lên và đau nhức. Bác sĩ không có cách gì sờ mó được chỗ đau vì bệnh nhân rên la mỗi khi đụng tới hay dù chưa đụng tới nữa, đau đến độ một tấm vải giường đặt lên chỗ đau cũng thấy không chịu nổi được. Như vậy bác sĩ chỉ còn có cách quan sát kỹ lưỡng bằng đôị mắt mà thôi.

Ta nhận thấy dễ dàng các chỗ da mềm của ngón chân và các vùng chung quanh bị sưng lên, nhưng khớp xương vẫn không sao, không biến dạng. Triệu chứng đau nhức chỉ biểu hiện hạn chế ở chỗ đau mà thôi, không có gì toàn thân, không thấy khó chịu, không có cơn sốt hay không có chứng gì khác. Hình ảnh bệnh Gút này đã có từ nhiều thế kỷ. Ta thấy hình ảnh này trong tác phẩm của Hippocrate nói chứng này phát sinh do khí chất bất thường. Giả thuyết này cũng gần đúng vì bệnh này mang một danh từ xưa là “gutta”, có nghĩa là khí chất (humeur).

Hình Thức Khác

Hình thức thuộc loại này cũng thường có chứ không phải hiếm hoi như thời xưa đã quan niệm, nhất là khi bệnh Gút được nổi danh, về chứng này khớp xương có những chỗ đau nhưng thật lạ, chính ngón chân cái lại có thể không bị đau. Phụ nữ và trẻ em cũng mắc bệnh như đàn ông. Trong số các bệnh của loại lạc kiểu nói trên thường hav mắc phải, ta có thể kể:

- Hình thức giống như bệnh Phong thấp kinh niên diễn biến (polyasthrite chronique écolutive).

- Hình thức giống như bệnh Hư biến sợi (fibrosite) hay bệnh Nang viêm (bursite).

Như vậy, ta đừng ngạc nhièn khi nghe bác sĩ nói về một loại chứng đau nhức của bệnh Gút mà bạn chẳng thấy giống như bệnh Gút mà lâu nay bạn có quan niệm.

Cơ Chế

Hiện nay ta chưa biết hết được các hình thức đặc biệt của bệnh Gút mà chỉ biết rằng từ lâu. qua sự phân tích máu của bệnh nhân thì thấy có hiện tượng bất thường một phân lượng khá cao chất acìd uric trong máu. Chất này dồn ứ vào các mô dưới hình thức cục kết urát (tophus) gây ra đau nhức.

Chất acid uric tiêu biểu cho giai đoạn biến hóa bình thường của chất Protein và bị hủy diệt hoặc bị loại ra ngoài lần lần qua nước tiểu theo sự phát sinh ra nó trong cơ thể.

Điều quan trọng muốn biết là tại sao chất acid uric lại phát sinh quá nhiều trong cơ thê bệnh nhân? Có ba giả thuyết nêu lên lý do như sau:

- Do sự đào thải chất acid uric qua đường thận bị trục trặc.

- Do sự hủy diệt chất acid uric qua hiện tượng đốt cháy bị nghẽn tắc.

- Do bệnh nhân có quái trạng về biến hóa như sự bài tiết quá mức acid uric.

Tuy nhiên không có giả thuyết nào một mình mà nói lên đầy đủ và sâu rộng về sự cấu thành bệnh Gút.

Về vấn đề nói trên, ta có thể ghi chép vài sự kiện mới rất quan trọng sau đây: việc nghiên cứu hồ sơ những người bị bệnh Gút cho phép chứng minh rằng vài quan điểm lâu nay được coi là cổ điển thì nay cần phải xét kỹ lại với tầm nhìn khác.

- Trái với sự việc ta thường quả quyết rằng bệnh Gút có thể phát hiện từ tuổi nhỏ: sự phân tích máu các trẻ em thuộc gia đình có bệnh Gút cho thấy rằng, từ khi còn tuổi nhỏ, trẻ đã có một tỷ lệ quá mức về chất acid uric trong máu. Tuy nhiên, hậu quả trạng thái này lại thấy rất hiếm dưới hình thức thông thường của bệnh Gút mà có thể biểu hiện của một lĩnh vực hoàn toàn khác ngoài bệnh khớp xương, ví dụ như thấy trẻ em mắc bệnh Gút thần kinh (goutte nerveuse), bệnh Gút tạng phủ (goutte viscérale)... Đặc biệt hình thức thông thường của bệnh Gút thì rất hiếm có trước ba mươi tuổi.

Bệnh Gútchứng đau nhức và đến với những người "khỏe mạnh yêu đời". Trong các gia đình có chứng di truyền, bệnh Gút có thể đến với cả các người sống đời khố hạnh.

- Tính miễn trừ dối với phụ nữ cũng chỉ là tương đối, bệnh đến với hình thức cổ điển và các hình thức nặng. Sự việc này chứng minh rằng các yếu tố của kích thích tố có đóng một vai trò trong vấn đề phát sinh ra bệnh. Sự nghiên cứu các trường hợp của nữ bệnh nhân các gia đình có bệnh Gút cho thấy biến hóa của acid uric không phải là hiện tượng thông thường.

- Trong những năm gần đây, bệnh Gút đã lan rộng trong các “tầng lớp xã hội”. Sau Đệ nhị thế chiên, bệnh này biến đi khỏi các nước nghèo đói. Nay đời sống đã thay đổi với mức sống cao hơn, ăn uống đầy đủ, bệnh Gút trở lại như để “bình dân hóa” những người có đời sông quá sung túc, giàu có.

Chẩn Bệnh

Việc chẩn đoán bệnh Gút không phải là việc dễ dàng: có thể dễ dàng đối với các hình thức cổ điển, nhưng cũng có thể tế nhị hơn nhiều với từng trường hợp ở các hình thức khác. Tuy nhiên, việc dùng X quang cho thấy khớp xương có thể bình thường và như vậy là mở đường hướng cho việc chẩn bệnh dễ dàng hơn. Ngoài ra, số lượng acid uric trong máu có thể loại bỏ mọi nghi ngờ nào về bệnh này. Khi có bệnh Gút thì nên báo tin cho gia đình (anh chị, em, con, cháu...) biết để phòng bệnh này và yêu cầu bác sĩ hỗ trợ chữa trị bệnh cho đúng.
Chữa Trị

Khả năng chữa trị bệnh Gút đã rộng rãi trong thời gian gần đây. Hiện nay, ta có các phương pháp chữa trị đặc biệt, cục bộ, và căn bản. Tất cả ba phương pháp đều công hiệu.

Phương pháp đặc biệt: Khi gặp cơn đau bệnh nhân phải nghỉ dưỡng tuyệt đối. Theo cách chữa trị đặc biệt này bác sĩ sẽ trị liệu với Colchicine và phép Phénylbutazone. Nếu có trường hợp cấp tính và đau nhức thì dùng Corticoides, và đừng quên dùng cả thuốc Aspirine để làm cho bệnh nhân hết đau nhức trong vài ngày sau.

Phương pháp cục bộ: Trong trường hợp đặc biệt (rất hiếm), có thể chích thuốc ngay vào khớp xương.

Phương pháp căn bản: Khi các cơn đau nhức của bệnh được trị liệu bằng phương pháp đặc biệt đã khỏi thì ta tiếp tục trị bệnh qua cách chữa trị căn bản để loại acid uric trong máu. Bệnh nhân phải dùng thuốc Colcliicine hoặc Phénylbutazone, hoặc cả hai thứ với phân lượng vừa phải có thể phối hợp với Probénécide, thuốc này dùng để loại mạnh mẽ acid uric. Đồng thời bệnh nhân phải ăn uống kiêng cừ (thịt, đồ ăn cay, mỡ, rượu...) và giữ vệ sinh. Phụ thêm vào phương pháp chữa trị căn bản này, nên dùng nước suối (như Vittel Evian, Contre xéville, Dax, Alxles Bains, Uiage, Vichy) có lợi cho sự trị liệu.

Ta sẽ có dịp trở lại cách trị liệu và thứ thuốc dùng thích hợp với mỗi chứng đau Phong thấp tại chương sau.


Sưu tầm
BỆNH KHỚP XƯƠNG

BỆNH KHỚP XƯƠNG


Bệnh Phong thấp được phân thành hai loại: bệnh khớp xươngbệnh ngoài xương.

Như đã nói trên, bệnh khớp xương lại chia thành bốn loại chính sau đây:

- Phong thấp cấp tính;

- Bệnh Gút;

- Phong thấp kinh niên thoái hóa;

- Và Phong thấp kinh niên biến dạng.

Bệnh Khớp Xương gây khó khăn cho mọi hoạt động sinh hoạt

PHONG THẤP CẤP TÍNH

Phong thấp cấp tính cũng gọi là bệnh Bouillaud hay sốt Phong thấp, có người gọi là R.A.A (chữ tắt Rhumatisme articulaire aigu).

Bệnh này là bệnh toàn thân, có cơn sốt đi đôi với đau nhức như loại cúm. Chứng này không có hình thức đau nhức của Phong thấp kinh niên. Tuy nhiên nó vẫn là Phong thấp đích thật vì có các đặc điểm đau nhức và sưng lên ở phần khớp xương bị đau. Các vết thương khắp xương này dù đau nặng vẫn có thể lành hẳn mà không bị bệnh khớp dính.

Bệnh Bouillaud này là một bệnh quan trọng. Xưa kia người ta rất sợ bệnh này vì nhiều trường hợp nó đưa đến bệnh đau tim nặng và vĩnh viễn, ngoài ra còn tái phát nhiều lần. Ngày nay đã có nhiều thứ thuốc chữa và ngăn chặn các rủi ro của bệnh này khi trở nên trầm trọng hay đe dọa tái phát, nếu ta biết đề phòng cẩn thận căn bệnh nguy hiểm này.

Triệu Chứng

Trẻ em rất dễ mắc bệnh phong thấp cấp tính. Bệnh này khởi đầu bằng chứng yết hầu xoàng, đi đôi với cơn sốt nhẹ. Chứng đau cổ lành mà chẳng thấy có sự gì trắc trở. Nhưng sau đó đứa trẻ xanh xao, rồi bắt đầu kêu đau nhức khớp xương, thỉnh thoảng nhức nhối nhưng thường thì đau lờ mờ thoảng qua mà chẳng biết rõ đau nơi nào để chỉ được đúng chỗ. Ta nói là đau nhức tăng trưởng. Bệnh này đôi khi phát hiện rất chậm sau bệnh yết hầu.

Nếu không có sự khám bệnh kỹ lưỡng để biết kết quả chính xác và chữa trị kịp thời thì bệnh cứ tăng dần. Khi bệnh khớp viêm phát hiện rõ rệt thì khớp xương đau bị hiện tượng da đỏ, sưng lên và đau nhức mỗi khi sờ mó vào chỗ đau hay khi cử động. Thân nhiệt thì bất thường, lúc bình thường, khi lên cao khoảng 38,5° đến 39°. Khi khám tim thì thấy có hỗn loạn nặng hay nhẹ (mạch, hơi thở,...) do vết thương chứng viêm lan dần ra.

Cơ Chế

Như nói trên, gốc bệnh Phong thấp cấp tính là do một thứ vi trùng đặc biệt, loại liên cầu khuẩn dung huyết (stréptocoque hémolytique) mà ngày nay y hoc đã tìm ra được. Nhưng sự việc vi trùng tác động vào tim và khớp xương gây thành vết thương thì đang còn là điều bí ẩn. Trong vấn đề này, ta nhận thấy “đất hoạt động” của bệnh giữ một vai trò quan trọng trong bệnh Phong thấp cấp tính. Do đó, có người thì dễ bị mắc bệnh này hơn những người khác.

Ta cũng không biết lý do nào mà các biến chứng bệnh đau tim không bao giờ phát triển, trừ trường hợp (rất hiếm) khi bệnh nhân đã có các cơn đau Phong thấp đầu tiên ở tuổi trưởng thành.

Chẩn Bệnh

Thật là khó biết được ngay từ cơn sốt đầu là bệnh Phong thấp cấp tính. Có trường hợp bệnh này không phát hiện cơn sốt, không đau yết hầu hoặc không biết bị mắc bệnh ngoài sự việc chỉ thấy có các đợt đau nhức lờ mờ ở khớp xương (cha mẹ, bà con nào ý tứ trong việc săn sóc người đau sè trình bày bệnh trạng cho bác sĩ biết để xem xét và định bệnh tùy tầm mức quan trọng của nó). Sự phân tích máu, theo dõi thân nhiệt 2 đến 3 lần mỗi ngày, tìm kiếm liên cầu khuẩn trong cổ họng bệnh nhân có thể tìm ra được bệnh và chữa trị kịp thời, đẩy lui mọi sự đe dọa của bệnh.

Trị Liệu

Phép chữa trị bệnh Phong thấp cấp tính gồm hai cách: chữa bệnh và phòng bệnh.

Chữa  bệnh

Muốn chống sự nhiễm độc của liên cầu khuẩn đang diễn biến dù chứng yết hầu đã hết, ta dùng Pénicilline là thuốc trị công hiệu nhất. Dùng loại Pénicilline viên cũng tốt để khỏi phải chích nhiều lần.

Muốn chống chứng viêm, vấn đề chữa trị sẽ khác tùy theo tuổi của bệnh nhân.

Đối với trẻ con dùng loại Corticoides (có chất cortisone và các chất dẫn xuất). Nhờ chất này mà sự đe dọa tật nguyền về bệnh tim bớt đi rất nhiều hoặc mất hẳn. Ngoài loại Corticoides này ta dùng thêm các thứ Salicylate de sodium và Acide acétylsalicylique (tức là Aspirine) để chống các cơn sốt và nhức mỏi khớp xương. Ta dùng đều hòa ngày và đêm thuốc Salicylate (vì bệnh đau ban đêm nhiều hơn ban ngày và ta thường nói rằng khi bệnh nhân ngủ thì chứng Phong thấp thức...).

Đối với người lớn, trừ trường hợp bệnh tuổi trẻ tái phát và không có gì lo ngại về tim, thì ta có thể chỉ dùng thuốc loại Salicylate de sodium nói trên, uống cho đều và các liều thuốc cách khoảng nhau trong 24 giờ. Phải chữa trị lâu dài và thử máu thì tốt, các chứng đau nhức và sưng khớp xương lần lần biến hết.
Phòng bệnh

Để tránh sự nhiễm độc trở lại của liên cầu khuẩn dung huyết, bệnh nhân cần chích thuốc Pénicilline loại chậm tan, cứ 2 đến 4 tuần một lần, trong thời gian nhiều năm. Cuộc thử máu đều đều có thể cho biết sớm trường hợp tái phát và áp dụng ngay cách chữa trị căn bản.

NHỮNG LOẠI SỐT PHONG THẤP KHÁC

Sau bệnh tinh hồng nhiệt (scarlatine) ta thấy phát hiện một chứng giống rất nhiều bệnh Bouillaud. Đúng ra hiện tượng này chẳng có gì lạ vì bệnh tinh hồng nhiệt gốc có vi trùng liên cầu khuẩn như Phong thấp cấp tính vậy.

Ta cũng thấy các cơn sốt Phong thấp và các biến chứng của vài trường hợp bệnh lậu, có vi trùng Long cầu khuẩn lậu (gonocoque), và cơn sốt thương hàn, tức bệnh ruột do vi trùng Eberth gây ra. Ngày nay các chứng này cũng hiếm vì các loại trụ sinh mới diệt trừ rất công hiệu các loại vi trùng lậu và thương hàn. Do đó, các bệnh này không còn có cách gây biến chứng nữa.

Sưu tầm
17/4/14
CÁC CHỨNG ĐAU NHỨC PHONG THẤP

CÁC CHỨNG ĐAU NHỨC PHONG THẤP

Bây giờ ta tìm hiểu và mô tả các loại đau nhức của bệnh Phong thấp. Ta nghiên cứu các sự việc nằm trong danh từ này.
Đau nhức Phong thấp là thế nào?

* Ý kiến của chuyên viên:

Danh từ Phong thấp (rhumatisme) gốc từ chữ Hy Lạp “Rheuma”, nghĩa là sưng lên trên cơ thể.

Từ đó, ta gọi Phong thấp là các chứng đau nhức cấp tính và kinh niên, có đặc điểm nhức mỏi và sưng lên ở khớp xương hay các bộ phận mềm bao bọc nó, nhưng cũng có thể đau nhức ở nơi khác nữa ngoài khớp xương. Ta có thể kể đến hai mươi lăm loại đau nhức khác nhau. Tất cả đều mang chung một danh từ “Phong thấp”. Trong thực tế, ta thường gặp 4 loại bệnh Phong thấp chính sau đây:

- Phong thấp cấp tính (rhumatisme articulaire aigu).

Phong thấp loại Gút hay bệnh Gút (goutte).

Phong thấp kinh niên thoái hóa (rhumatisme chronique degsnesratif) hay bệnh rỉ khớp (arthrose).

Phong thấp kinh niên biến dạng (rhumatisme chronique déformant) hay bệnh khớp viêm (arthrose).

* Ý kiến của bệnh nhân:

Bệnh nhân thì chỉ nhớ giản dị hai yếu tố của định nghĩa bệnh Phong thấp: đau nhứctrở ngại do bệnh gây ra. Do đó, họ gọi một số chứng đau nhức mà có hai đặc điểm nói trên là “bệnh Phong thấp”. Ví dụ như:

Bệnh hư biến sợi (íìbrosite).

Bệnh nhức thần kinh (névralgie) và thần kinh viêm (névrite).

Bệnh gân viêm (tendinite) và nang viêm (bursite).

Vài chứng đau nhức bắp thịt.

Nên nhớ rằng bệnh nhân khi nói đến Phong thấp thì ít nhớ đến tính chất đau nhức mà chỉ để ý nhiều đến chỗ đau. Nói theo cách thức này thì bệnh Phong thấp gồm có các chứng đau nhức sau đây:

Đau lưng (dorsalgie);

- Đau vai (scapulagie);

- Đau khuỷu tay;

- Thần kinh viêm cánh tay;

- Đau bàn tay và ngón tay;

- Đau háng, đau đầu gối;

- Đau nhức chân;

- Đau thần kinh hông (lonbalgie) hay đau thận;

- Kể cả đau thần kinh háng (sciatique).

Đáng chú ý là khớp xương quai hàm và cổ chân ít khi bị bệnh Phong thấp. Ngược lại, các khớp xương khác có cử động hàng ngày lại dễ bị đau.

Sưu tầm
16/4/14
BỆNH KHỚP DÍNH

BỆNH KHỚP DÍNH


Bệnh khớp dính (ankylose) là chứng gây sự hạn chế bất thường độ lớn cử động, một trong các trở ngại đáng sợ của bệnh Phong thấp. Bệnh nhân có thể bị mất độ lớn cử động tay chân một phần hay hoàn toàn, tạm thời hay vĩnh viễn, thuộc cơ năng (fonctionnel) hay cơ quan (organique).
Về yêu tố cơ năng mà hầu hết có tính chất tạm thời, ta để ý các điểm sau đây:

- Đau nhức: nó là một trong các yếu tố quan trọng của bệnh Phong thấp khớp dính. Bệnh nhân tránh mọi cử động để khỏi bị đau.

- Vài trường hợp tinh thần thác loạn: bệnh trạng giống như sự vờ bệnh nhưng thật sự thì bệnh nhân vô tình hoàn toàn như ta gặp trường hợp các người thuộc “ý bệnh’ (hystérisque), trong các bệnh Rỉ khớp (arthrose).

- Chứng viêm, thấm vào các mô, làm giảm sự đàn hồi. Bệnh khớp dính thuộc cơ năng không bị viêm, có thể hết khi áp dụng phép mê toàn (anesthésie gensrale) cho bệnh nhân.

Về yếu tố cơ quan, ta nói đến:

- Sự phát hiện các phần lồi lên bất thường của chất xương hoặc sụn do phản ứng kháng viêm, gọi là Xương mọc thừa (ostéophytes, chondrophytes).

- Sự biến dạng các mặt khớp xương, thường do sự già cỗi sớm của mô xương và sụn.

- Chứng ngạnh hóa (sclérose) của mô khớp và chu vi khớp các mô này bị hiện tượng các lớp sợi xâm chiếm nên nó phải co lại.

- Trong vài trường hợp bệnh thần kinh viêm, bộ phận thần kinh bị đau, tiếp đến là bắp thịt đau nên phát sinh các chuyển động.

Trong nhiều trường hợp đau nhức Phong thấp, bệnh khớp dính thuộc cả về cơ năng (fonctionnel) và cơ quan (organique), hoặc ít yếu tố cơ quan hơn cơ năng.

Sưu tầm
15/4/14
ĐAU NHỨC

ĐAU NHỨC


Đau nhức có thể coi như thứ “còi báo động” phát xuất từ các mô (tissus). Đó là sự việc rất quí do phản ứng của các mô bị nằm trong trạng thái bất bình thường và có thể bị đe dọa trực tiếp hay gián tiếp. Có những chứng đau thần kinh mà cảm giác đau nhức bị phế trừ. Sự không đau nhức này chảng phải là điều có lợi đâu, chứng bệnh vẫn để lại trên thể xác nhiều vết sẹo như người ta nhúng tay vào nước sôi, ngón tay bị sưng bong, vết thương lần lần phá hư tận xương...

Tri giác: Đau nhức là những luồng cảm giác phát xuất từ nhiều cơ quan cảm giác ở rải rác trong các mô của thân thể, khi cường độ tri giác vượt quá mức hạn nào đó thì luồng cảm giác trở nên dữ dội và truyền đến các bộ phận thần kinh liên hệ rồi biến thành cảm giác đau nhức.

Cơ chế: Sự tấn công cảm giác nói trên được phân thành nhiều thứ khác nhau. Có nhiều loại cảm giác đau nhức mà loại chính yếu là các thứ sau đây:

- Vết thương.

- Sự tích trữ biến chất (l'accumulation de métabolites).

- Chứng viêm và vài trường hợp loạn tinh thần.


A. Vết Thương:

Cảm giác đau nhức phát hiện ngay khi có một vết thương nào gây cho mô (tissus). Ta nên hiểu danh từ “vết thương” này với ý nghĩa rộng rãi là mọi sự đe dọa hủy diệt các mô. Ta phân biệt các loại vết thương như sau:

- Các vết thương (blessures) và thương tích (plaies) thuần túy như trường hợp da thịt bị cắt đứt, châm chích, sây sát. Các bộ phận bên trong (như gan, dạ dày, lá lách...) không có cảm giác gì về thương tích. Nhưng sự đau nhức ta cảm thấy khi các bộ phận nói trên bị xâm phạm là do phản ứng của các màng bụng bao bọc các bộ phận đó bị gây thương tích.

- Sự co giật quá mạnh của bắp thịt như chứng co rút mạnh khi chuột rút , đau bụng, ở các trường hợp này, ta có cảm giác đau nhức của các bộ phận bên trong rõ rệt đến cực điểm mà nhiều người cũng có dịp được biết đến.

- Bị bỏng nóng, hoặc bị bỏng lạnh: về các trường hợp này, bộ phận bên trong cũng bị tê đến mất cảm giác.



B. Sự Tích Trữ Biến Chất:

Biến chất (métabolite) mà các bác sĩ thường gọi là chất do các giai đoạn biến hóa của phản ứng hóa học sinh ra trong lòng các mô. Có vài trường hợp biến chất bị dồn ứ lại bất thường vào một nơi nào đó trong cơ thể, từ đó phát sinh ra các chứng đau nhức.

Sự việc này phát hiện trong các trường hợp sau đây:

- Khi bắp thịt làm việc quá độ: năng lực bắp thịt là do sự đốt cháy của chất đường sinh hoạt glucose. Giai đoạn đầu của một số phản ứng là biến thành acid lactic. Chất này lại bị hủy trừ dần bằng sự oxýt hóa.

Trường hợp bắp thịt làm việc quá nhiều chất acid lactic có thể không bị hủy trừ kịp thời với sự phát sinh của nó, nhất là đối với các người chưa quen luyện tập. Máu cũng giúp đào thải một phần acid lactic, nhưng cũng không làm việc quá mức được nên chất acid lactic ứ dồn lại gây ra cảm giác mệt mỏi, đau nhức. Muốn hết đau thì cần phải thoa bóp ngay chỗ đau để làm tăng lưu lượng máu chảy đưa chất Oxygen đến và dẫn chất acid lactic vào máu.


C. Bệnh Gút (Goutte):

Bệnh này có đặc điểm là trong máu của bệnh nhân có phân lượng khá cao chất acid uric. Bác sĩ gọi triệu chứng đó là acid uric huyết tăng (hyperuricémie). Có khi chất này ứ dồn vào các mô và gây thành cục kết u-rát (tophus). Bệnh này rất đau nhức và chỉ hết nếu được chữa trị.


D. Chứng Viêm:

Phản ứng viêm của các mô là các nguồn gốc chính sự đau nhức ở bệnh Phong thấp.

Ta nên lưu ý chứng viêm là một phần việc quan trọng của bộ máy tự vệ cơ thể chống ngoại xâm. Nếu một vật nào (như vi trùng, dằm cây đâm vào da thịt,...) xâm nhập vào một mô thì ta thấy có một số máu dồn lại tại nơi đó, tiếp đó một chất lỏng thoát ra: đó là một phần huyết tương đem đến rất nhiều bạch huyết cầu đi xuyên qua mạch máu và đến xâm nhập vào các khoảng trống giữa các mô. Từ đấy ta thấy có bốn triệu chứng của chứng viêm: sưng lên, da đỏ, nóng lên và đau nhức.

Ta nên nhớ sự đau nhức của chứng viêm là do một phần sự hòa hợp công tác của cơ thể như đã nói trên, sự gia tăng áp lực trong lòng các mô và sự tích trữ biến chất bất thường vào một chỗ (nhất là xác các bạch huyết cầu chết).


E. Loạn Tinh Thần:

Đối với chứng đau nhức, những tế bào thần kinh nằm ở một thế đặc biệt: phải chăng các tế bào này chuyển di các cảm giác đau nhức?

Ta có thể hiểu được rằng bất kỳ hiện tượng nào bất thường chạm tới thần kinh (như vết thương, chứng viêm áp lực, vết sẹo) có thể gây những cơn đau nhức vô cùng khó chịu mà bác sĩ gọi là chứng thần kinh viêm (névrite) như trường hợp quen thuộc là chứng thần kinh háng (sciatique). Các mô thần kinh nhạy cảm đến độ phát hiện cảm giác ngay trước khi sự biểu hiện đau nhức bắt đầu và cuộc khám nghiệm dây thần kinh cũng chẳng tìm ra dấu hiệu nào có sự bất thường. Các bác sĩ gọi triệu chứng này là bệnh nhức thần kinh (névralgie). Trong nhiều trường hợp khảo sát chứng nhức thần kinh này vẫn không tìm ra căn nguyên. Vì vậy các bác sĩ khó cho toa thuốc đê chữa trị hữu hiệu bệnh này.

G. Các Loại Đau Nhức:

Chứng đau nhức Phong thấp được chia thành nhiều thứ khác nhau:

- Nhiều trường hợp đau nhức phát hiện mỗi khi cử động hoặc sự cử động làm tăng thêm đau nhức. Bệnh nhân bị đặt vào thế không cử động hoặc phải giữ cách thức đặc biệt nào đó mà không được thoải mái, gọi là thế bớt đau hay chống đau nhức (antalgique). Sự việc này nhằm để các phần bị đau được nghỉ yên.- Nhiều trường hợp như sờ mó vào vùng bị đau gây đau nhức ghê gớm. Người bị bệnh Gút (Goutte) thường thấy đau nhức đến không chịu nổi được cả sức nặng của tấm vải giường đặt lên chỗ đau.


Có bệnh nhân bị đau nhức thường xuyên, đó là người bị bệnh nhức thần kinh (névralgie) hay bệnh thần kinh viêm (névrite).


H. Tàn Tật:

Khả năng thay đổi hình thức sinh hoạt di động mạnh mẽ là một trong những đặc điểm căn bản của các mô sống, nhất là về động vật. Sự cử động của loài người là do sự điều khiển của các dây thần kinh, sự co rút bắp thịt, và nhờ khớp xương. Khớp xương này đóng một vai trò quan trọng.

I. Cấu Tạo Khớp Xương:

Như ta đã biết, vấn đề khớp xương không bao gồm luôn vấn đề cử động. Khớp xương chỉ là điểm giao tiếp của hai phần xương, dính nhau bằng một đệm mô sợi dày, như khớp xương trên sọ, không cử động được.

Trong lòng phiến sợi có cái hõm chứa đầy chất keo: ta có thể thấy sự cấu tạo này ở phần khớp xương của xương chậu. Xương chậu của phụ nữ có thể nhích giãn được, nhưng rất hạn chế không quá 2 hay 3 (mm), đặc biệt đối với phụ nữ lúc sinh đẻ.

Lại thêm một điểm hoàn hảo nữa của khớp xương là chòm sợi. Chòm sợi này nối hai đầu xương có cái hõm. Các sợi được tạo thành một phiến sợi mỏng, rất chắc chắn và mềm dẻo. Đó là bao khớp (capsule articulaire). Các mặt khớp xương có bao phủ một lớp mô đặc biệt, trơn nhẵn và đàn hồi. Đó là sụn khớp (cartilage articulaire). Nhờ nó mà khớp xương trượt lên nhau. Bao khớp nằm ở toàn mặt khớp xương, và có khi ra đến cả phần xương cách vài centimét của bộ mặt xương. Mặt trong bao khớp và bề mặt xương nằm trong khớp xương (không có sụn khớp) thì có một màng nhầy gọi là hoạt mạc (sinoviale). Hoạt mạc này tiết ra một chất lỏng nhầy gọi là dịch khớp (synome). Dịch khớp này đóng vai trò chất nhờn trơn nằm trong khớp xương. Thường thường trong hõm khớp xương có vài milimét khối chất nhờn này, nhưng khi có trường hợp trẹo gân trật xương hay chứng viêm thì hoạt mạc đau nhức tiết ra một số lượng bất thường dịch khớp. Đó là hiện tượng dịch khớp tràn lan ra.

Có vài trường hợp, mặt khớp xương không ăn khít nhau thì có thứ sụn đặc biệt lấp sửa lại. Đó là đĩa sụn khớp (ménisques) như trường hợp của khớp xương đầu gối. Thứ này khá mỏng manh và mỗi lần bị rách thì gây đau nhức mà những người đá banh thường bị.

K. Độ Lớn Cử Động:

Độ lớn cử động (amplitude de mouvements) tự nhiên của khớp xương tùy thuộc vào các yếu tố chính yếu sau đây:

- Yếu tố bản tính của mỗi khớp xương.

- Yêu tố chung, khác nhau từng người hoặc từng khoảng đời sống của mỗi người.

Trong các yếu tố bản tính của khớp xương, ta để ý thấy:

- Cách xếp đặt của đầu xương đặc biệt là bề mặt khớp xương. Có khớp xương chỉ cử động quanh một trục như khớp xương cổ chân; có thứ khác thì cử động quanh hai trục như khớp xương hàm lại còn có thứ cử động quanh ba trục như khớp xương vai hay háng.

- Các phần xương lồi lên như bức thành hay các dây gân kéo với nhau: Có loại thì bao khớp dầy lên, có thứ thì đứng biệt lập hoàn toàn.

Trong những yếu tố chung, ta nên nhớ:

- Sự mềm dẻo nhiều hay ít của từng người: sự việc này tùy thuộc vào sự tập luyện thể dục hoặc tuổi tác. Nên biết rằng bất kỳ tuổi nào, vấn đề luyện tập thể dục tích cực và đúng cách cũng có lợi, làm tăng thêm sự mềm dẻo.

- Vài yếu tố khác còn bí ẩn: nhiều thứ bệnh bẩm sinh như. chứng “mặt Mông cổ” (mongolisme), chứng “đần độn” (crétinisme)... là do sự chùng giãn bất thường của dây gân và bao khớp, làm cho bệnh nhân có các cử động quá lớn. Ta chưa biết rõ sự cấu tạo thầm kín của hiện tượng này, có người cho đó là hậu quả bất thường của hạch bài tiết bên trong, mặc dầu ta chưa biết rõ kích thích tố của sự mềm dẻo này.

L. Cấu Tạo Chu Vi Khớp:

Sự cấu tạo chu vi khớp (structures périarticulaires) không liên hệ trực tiếp với sự cử động của khớp xương, nhưng nó giúp ích cho sự chuyển động bình thường và đóng vai trò như chiếc đệm hơi. Nơi nào đó dây gân hay mặt sụn khớp xương có thể cọ sát với nhau thì có hoạt dịch năng (bourses séreuses). Đó Là những hõm nhỏ, được trải một lớp niêm mạc (muqueuse), tiết ra một chất lỏng tựa như dịch khớp. Chất này giúp cho sự chuyển động của bộ phận trên và dưới dược dễ dàng với nhau.

Vài loại nang có hình dài và bao bọc các gân dài giúp cho sự trơn trượt đối với các mô chung quanh nó Đó là bao hoạt dịch (gaines synoviales). Trong số bao hoạt dịch quan trọng này, có các loại nằm bên cạnh các gân co gấp và duỗi của ngón tay.

Chứng viêm của hoạt dịch nang và bao gân có thể có vai trò quan trọng trong hiện tượng bệnh Phong thấp.


Sưu tầm
Quick Message
Press Esc to close
Copyright © 2013 Tôi Thắng Được Bệnh Phong Thấp All Right Reserved