BỆNH KHỚP XƯƠNG
Bệnh Phong thấp được phân thành hai loại: bệnh khớp xương và bệnh ngoài xương.
Như đã nói trên, bệnh khớp xương lại chia thành bốn loại
chính sau đây:
- Phong thấp cấp tính;
- Bệnh Gút;
- Phong thấp kinh niên thoái hóa;
- Và Phong thấp kinh niên biến dạng.
- Phong thấp cấp tính;
- Bệnh Gút;
- Phong thấp kinh niên thoái hóa;
- Và Phong thấp kinh niên biến dạng.
Bệnh Khớp Xương gây khó khăn cho mọi hoạt động sinh hoạt |
PHONG THẤP CẤP TÍNH
Phong thấp cấp tính cũng gọi là bệnh Bouillaud hay sốt
Phong thấp, có người gọi là R.A.A (chữ tắt Rhumatisme articulaire aigu).
Bệnh này là bệnh toàn thân, có cơn sốt đi đôi với
đau nhức như loại cúm. Chứng này không có hình thức đau nhức của Phong thấp
kinh niên. Tuy nhiên nó vẫn là Phong thấp đích thật vì có các đặc điểm đau nhức
và sưng lên ở phần khớp xương bị đau. Các vết thương khắp xương này dù đau nặng
vẫn có thể lành hẳn mà không bị bệnh khớp dính.
Bệnh Bouillaud này là một bệnh quan trọng. Xưa kia người
ta rất sợ bệnh này vì nhiều trường hợp nó đưa đến bệnh đau tim nặng và vĩnh viễn,
ngoài ra còn tái phát nhiều lần. Ngày nay đã có nhiều thứ thuốc chữa
và ngăn chặn các rủi ro của bệnh này khi trở nên trầm trọng hay đe dọa tái
phát, nếu ta biết đề phòng cẩn thận căn bệnh nguy hiểm này.
Triệu Chứng
Trẻ em rất dễ mắc bệnh phong thấp cấp tính. Bệnh này khởi
đầu bằng chứng yết hầu xoàng, đi đôi với cơn sốt nhẹ. Chứng đau cổ lành
mà chẳng thấy có sự gì trắc trở. Nhưng sau đó đứa trẻ xanh xao, rồi bắt đầu kêu
đau nhức khớp xương, thỉnh thoảng nhức nhối nhưng thường thì đau lờ mờ thoảng
qua mà chẳng biết rõ đau nơi nào để chỉ được đúng chỗ. Ta nói là đau nhức tăng
trưởng. Bệnh này đôi khi phát hiện rất chậm sau bệnh yết hầu.
Nếu không có sự khám bệnh kỹ lưỡng để biết kết quả chính
xác và chữa trị kịp thời thì bệnh cứ tăng dần. Khi bệnh khớp viêm phát hiện rõ
rệt thì khớp xương đau bị hiện tượng da đỏ, sưng lên và đau nhức mỗi khi sờ mó
vào chỗ đau hay khi cử động. Thân nhiệt thì bất thường, lúc bình thường, khi
lên cao khoảng 38,5° đến 39°. Khi
khám tim thì thấy có hỗn loạn nặng hay nhẹ (mạch, hơi thở,...) do vết
thương chứng viêm lan dần ra.
Cơ Chế
Như nói trên, gốc bệnh Phong thấp cấp tính là do một thứ
vi trùng đặc biệt, loại liên cầu khuẩn dung huyết (stréptocoque hémolytique) mà
ngày nay y hoc đã tìm ra được. Nhưng sự việc vi trùng tác động vào tim và khớp
xương gây thành vết thương thì đang còn là điều bí ẩn. Trong vấn đề này, ta nhận
thấy “đất hoạt động” của bệnh giữ một vai trò quan trọng trong bệnh Phong thấp
cấp tính. Do đó, có người thì dễ bị mắc bệnh này hơn những người khác.
Ta cũng không biết lý do nào mà các biến chứng bệnh đau
tim không bao giờ phát triển, trừ trường hợp (rất hiếm) khi bệnh nhân đã có các
cơn đau Phong thấp đầu tiên ở tuổi trưởng thành.
Chẩn Bệnh
Thật là khó biết được ngay từ cơn sốt đầu là bệnh Phong
thấp cấp tính. Có trường hợp bệnh này không phát hiện cơn sốt, không đau yết hầu
hoặc không biết bị mắc bệnh ngoài sự việc chỉ thấy có các đợt đau nhức lờ mờ ở
khớp xương (cha mẹ, bà con nào ý tứ trong việc săn sóc người đau sè trình bày bệnh
trạng cho bác sĩ biết để xem xét và định bệnh tùy tầm mức quan trọng của nó). Sự
phân tích máu, theo dõi thân nhiệt 2 đến 3 lần mỗi ngày, tìm kiếm liên cầu khuẩn
trong cổ họng bệnh nhân có thể tìm ra được bệnh và chữa trị kịp thời, đẩy lui mọi
sự đe dọa của bệnh.
Trị Liệu
Phép chữa trị bệnh Phong thấp cấp tính gồm hai cách: chữa
bệnh và phòng bệnh.
Chữa bệnh
Muốn
chống sự nhiễm độc của liên cầu khuẩn đang diễn biến
dù chứng yết hầu đã hết, ta dùng Pénicilline là thuốc trị công hiệu nhất. Dùng loại Pénicilline
viên cũng tốt để khỏi phải
chích nhiều lần.
Muốn chống chứng viêm, vấn đề chữa trị sẽ khác tùy theo
tuổi của bệnh nhân.
Đối với trẻ
con dùng loại Corticoides (có chất cortisone
và các chất dẫn xuất). Nhờ chất này mà sự đe dọa tật nguyền về bệnh tim bớt đi rất nhiều hoặc mất hẳn.
Ngoài loại Corticoides này ta dùng thêm các thứ Salicylate de sodium và Acide
acétylsalicylique (tức là Aspirine)
để chống các cơn sốt và nhức mỏi khớp xương. Ta dùng đều
hòa ngày và đêm thuốc Salicylate (vì bệnh đau ban
đêm nhiều hơn ban ngày và ta thường nói rằng khi bệnh nhân
ngủ thì chứng Phong thấp thức...).
Đối với người lớn, trừ trường hợp bệnh tuổi trẻ
tái phát và không có gì lo ngại về tim, thì ta có thể chỉ
dùng thuốc loại Salicylate de sodium nói trên, uống cho đều và các liều thuốc cách khoảng nhau trong 24 giờ. Phải
chữa trị lâu dài và thử máu thì tốt, các chứng đau nhức và sưng khớp xương lần lần biến hết.
Phòng bệnh
Để tránh sự nhiễm độc trở lại của liên cầu khuẩn dung huyết,
bệnh nhân cần chích thuốc Pénicilline loại chậm tan, cứ 2 đến 4 tuần một lần,
trong thời gian nhiều năm. Cuộc thử máu đều đều có thể cho biết sớm trường hợp
tái phát và áp dụng ngay cách chữa trị căn bản.
NHỮNG LOẠI SỐT PHONG THẤP KHÁC
Sau bệnh tinh hồng nhiệt (scarlatine) ta thấy phát hiện một chứng giống rất nhiều bệnh Bouillaud. Đúng ra hiện tượng này chẳng có gì lạ vì bệnh tinh hồng nhiệt gốc có vi trùng liên cầu khuẩn như Phong thấp cấp tính vậy.
Ta cũng thấy các cơn sốt Phong thấp và các biến chứng của vài trường hợp bệnh lậu, có vi trùng Long cầu khuẩn lậu (gonocoque), và cơn sốt thương hàn, tức bệnh ruột do vi trùng Eberth gây ra. Ngày nay các chứng này cũng hiếm vì các loại trụ sinh mới diệt trừ rất công hiệu các loại vi trùng lậu và thương hàn. Do đó, các bệnh này không còn có cách gây biến chứng nữa.
Sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét