Breaking News
Loading...
15/4/14

ĐAU NHỨC


Đau nhức có thể coi như thứ “còi báo động” phát xuất từ các mô (tissus). Đó là sự việc rất quí do phản ứng của các mô bị nằm trong trạng thái bất bình thường và có thể bị đe dọa trực tiếp hay gián tiếp. Có những chứng đau thần kinh mà cảm giác đau nhức bị phế trừ. Sự không đau nhức này chảng phải là điều có lợi đâu, chứng bệnh vẫn để lại trên thể xác nhiều vết sẹo như người ta nhúng tay vào nước sôi, ngón tay bị sưng bong, vết thương lần lần phá hư tận xương...

Tri giác: Đau nhức là những luồng cảm giác phát xuất từ nhiều cơ quan cảm giác ở rải rác trong các mô của thân thể, khi cường độ tri giác vượt quá mức hạn nào đó thì luồng cảm giác trở nên dữ dội và truyền đến các bộ phận thần kinh liên hệ rồi biến thành cảm giác đau nhức.

Cơ chế: Sự tấn công cảm giác nói trên được phân thành nhiều thứ khác nhau. Có nhiều loại cảm giác đau nhức mà loại chính yếu là các thứ sau đây:

- Vết thương.

- Sự tích trữ biến chất (l'accumulation de métabolites).

- Chứng viêm và vài trường hợp loạn tinh thần.


A. Vết Thương:

Cảm giác đau nhức phát hiện ngay khi có một vết thương nào gây cho mô (tissus). Ta nên hiểu danh từ “vết thương” này với ý nghĩa rộng rãi là mọi sự đe dọa hủy diệt các mô. Ta phân biệt các loại vết thương như sau:

- Các vết thương (blessures) và thương tích (plaies) thuần túy như trường hợp da thịt bị cắt đứt, châm chích, sây sát. Các bộ phận bên trong (như gan, dạ dày, lá lách...) không có cảm giác gì về thương tích. Nhưng sự đau nhức ta cảm thấy khi các bộ phận nói trên bị xâm phạm là do phản ứng của các màng bụng bao bọc các bộ phận đó bị gây thương tích.

- Sự co giật quá mạnh của bắp thịt như chứng co rút mạnh khi chuột rút , đau bụng, ở các trường hợp này, ta có cảm giác đau nhức của các bộ phận bên trong rõ rệt đến cực điểm mà nhiều người cũng có dịp được biết đến.

- Bị bỏng nóng, hoặc bị bỏng lạnh: về các trường hợp này, bộ phận bên trong cũng bị tê đến mất cảm giác.



B. Sự Tích Trữ Biến Chất:

Biến chất (métabolite) mà các bác sĩ thường gọi là chất do các giai đoạn biến hóa của phản ứng hóa học sinh ra trong lòng các mô. Có vài trường hợp biến chất bị dồn ứ lại bất thường vào một nơi nào đó trong cơ thể, từ đó phát sinh ra các chứng đau nhức.

Sự việc này phát hiện trong các trường hợp sau đây:

- Khi bắp thịt làm việc quá độ: năng lực bắp thịt là do sự đốt cháy của chất đường sinh hoạt glucose. Giai đoạn đầu của một số phản ứng là biến thành acid lactic. Chất này lại bị hủy trừ dần bằng sự oxýt hóa.

Trường hợp bắp thịt làm việc quá nhiều chất acid lactic có thể không bị hủy trừ kịp thời với sự phát sinh của nó, nhất là đối với các người chưa quen luyện tập. Máu cũng giúp đào thải một phần acid lactic, nhưng cũng không làm việc quá mức được nên chất acid lactic ứ dồn lại gây ra cảm giác mệt mỏi, đau nhức. Muốn hết đau thì cần phải thoa bóp ngay chỗ đau để làm tăng lưu lượng máu chảy đưa chất Oxygen đến và dẫn chất acid lactic vào máu.


C. Bệnh Gút (Goutte):

Bệnh này có đặc điểm là trong máu của bệnh nhân có phân lượng khá cao chất acid uric. Bác sĩ gọi triệu chứng đó là acid uric huyết tăng (hyperuricémie). Có khi chất này ứ dồn vào các mô và gây thành cục kết u-rát (tophus). Bệnh này rất đau nhức và chỉ hết nếu được chữa trị.


D. Chứng Viêm:

Phản ứng viêm của các mô là các nguồn gốc chính sự đau nhức ở bệnh Phong thấp.

Ta nên lưu ý chứng viêm là một phần việc quan trọng của bộ máy tự vệ cơ thể chống ngoại xâm. Nếu một vật nào (như vi trùng, dằm cây đâm vào da thịt,...) xâm nhập vào một mô thì ta thấy có một số máu dồn lại tại nơi đó, tiếp đó một chất lỏng thoát ra: đó là một phần huyết tương đem đến rất nhiều bạch huyết cầu đi xuyên qua mạch máu và đến xâm nhập vào các khoảng trống giữa các mô. Từ đấy ta thấy có bốn triệu chứng của chứng viêm: sưng lên, da đỏ, nóng lên và đau nhức.

Ta nên nhớ sự đau nhức của chứng viêm là do một phần sự hòa hợp công tác của cơ thể như đã nói trên, sự gia tăng áp lực trong lòng các mô và sự tích trữ biến chất bất thường vào một chỗ (nhất là xác các bạch huyết cầu chết).


E. Loạn Tinh Thần:

Đối với chứng đau nhức, những tế bào thần kinh nằm ở một thế đặc biệt: phải chăng các tế bào này chuyển di các cảm giác đau nhức?

Ta có thể hiểu được rằng bất kỳ hiện tượng nào bất thường chạm tới thần kinh (như vết thương, chứng viêm áp lực, vết sẹo) có thể gây những cơn đau nhức vô cùng khó chịu mà bác sĩ gọi là chứng thần kinh viêm (névrite) như trường hợp quen thuộc là chứng thần kinh háng (sciatique). Các mô thần kinh nhạy cảm đến độ phát hiện cảm giác ngay trước khi sự biểu hiện đau nhức bắt đầu và cuộc khám nghiệm dây thần kinh cũng chẳng tìm ra dấu hiệu nào có sự bất thường. Các bác sĩ gọi triệu chứng này là bệnh nhức thần kinh (névralgie). Trong nhiều trường hợp khảo sát chứng nhức thần kinh này vẫn không tìm ra căn nguyên. Vì vậy các bác sĩ khó cho toa thuốc đê chữa trị hữu hiệu bệnh này.

G. Các Loại Đau Nhức:

Chứng đau nhức Phong thấp được chia thành nhiều thứ khác nhau:

- Nhiều trường hợp đau nhức phát hiện mỗi khi cử động hoặc sự cử động làm tăng thêm đau nhức. Bệnh nhân bị đặt vào thế không cử động hoặc phải giữ cách thức đặc biệt nào đó mà không được thoải mái, gọi là thế bớt đau hay chống đau nhức (antalgique). Sự việc này nhằm để các phần bị đau được nghỉ yên.- Nhiều trường hợp như sờ mó vào vùng bị đau gây đau nhức ghê gớm. Người bị bệnh Gút (Goutte) thường thấy đau nhức đến không chịu nổi được cả sức nặng của tấm vải giường đặt lên chỗ đau.


Có bệnh nhân bị đau nhức thường xuyên, đó là người bị bệnh nhức thần kinh (névralgie) hay bệnh thần kinh viêm (névrite).


H. Tàn Tật:

Khả năng thay đổi hình thức sinh hoạt di động mạnh mẽ là một trong những đặc điểm căn bản của các mô sống, nhất là về động vật. Sự cử động của loài người là do sự điều khiển của các dây thần kinh, sự co rút bắp thịt, và nhờ khớp xương. Khớp xương này đóng một vai trò quan trọng.

I. Cấu Tạo Khớp Xương:

Như ta đã biết, vấn đề khớp xương không bao gồm luôn vấn đề cử động. Khớp xương chỉ là điểm giao tiếp của hai phần xương, dính nhau bằng một đệm mô sợi dày, như khớp xương trên sọ, không cử động được.

Trong lòng phiến sợi có cái hõm chứa đầy chất keo: ta có thể thấy sự cấu tạo này ở phần khớp xương của xương chậu. Xương chậu của phụ nữ có thể nhích giãn được, nhưng rất hạn chế không quá 2 hay 3 (mm), đặc biệt đối với phụ nữ lúc sinh đẻ.

Lại thêm một điểm hoàn hảo nữa của khớp xương là chòm sợi. Chòm sợi này nối hai đầu xương có cái hõm. Các sợi được tạo thành một phiến sợi mỏng, rất chắc chắn và mềm dẻo. Đó là bao khớp (capsule articulaire). Các mặt khớp xương có bao phủ một lớp mô đặc biệt, trơn nhẵn và đàn hồi. Đó là sụn khớp (cartilage articulaire). Nhờ nó mà khớp xương trượt lên nhau. Bao khớp nằm ở toàn mặt khớp xương, và có khi ra đến cả phần xương cách vài centimét của bộ mặt xương. Mặt trong bao khớp và bề mặt xương nằm trong khớp xương (không có sụn khớp) thì có một màng nhầy gọi là hoạt mạc (sinoviale). Hoạt mạc này tiết ra một chất lỏng nhầy gọi là dịch khớp (synome). Dịch khớp này đóng vai trò chất nhờn trơn nằm trong khớp xương. Thường thường trong hõm khớp xương có vài milimét khối chất nhờn này, nhưng khi có trường hợp trẹo gân trật xương hay chứng viêm thì hoạt mạc đau nhức tiết ra một số lượng bất thường dịch khớp. Đó là hiện tượng dịch khớp tràn lan ra.

Có vài trường hợp, mặt khớp xương không ăn khít nhau thì có thứ sụn đặc biệt lấp sửa lại. Đó là đĩa sụn khớp (ménisques) như trường hợp của khớp xương đầu gối. Thứ này khá mỏng manh và mỗi lần bị rách thì gây đau nhức mà những người đá banh thường bị.

K. Độ Lớn Cử Động:

Độ lớn cử động (amplitude de mouvements) tự nhiên của khớp xương tùy thuộc vào các yếu tố chính yếu sau đây:

- Yếu tố bản tính của mỗi khớp xương.

- Yêu tố chung, khác nhau từng người hoặc từng khoảng đời sống của mỗi người.

Trong các yếu tố bản tính của khớp xương, ta để ý thấy:

- Cách xếp đặt của đầu xương đặc biệt là bề mặt khớp xương. Có khớp xương chỉ cử động quanh một trục như khớp xương cổ chân; có thứ khác thì cử động quanh hai trục như khớp xương hàm lại còn có thứ cử động quanh ba trục như khớp xương vai hay háng.

- Các phần xương lồi lên như bức thành hay các dây gân kéo với nhau: Có loại thì bao khớp dầy lên, có thứ thì đứng biệt lập hoàn toàn.

Trong những yếu tố chung, ta nên nhớ:

- Sự mềm dẻo nhiều hay ít của từng người: sự việc này tùy thuộc vào sự tập luyện thể dục hoặc tuổi tác. Nên biết rằng bất kỳ tuổi nào, vấn đề luyện tập thể dục tích cực và đúng cách cũng có lợi, làm tăng thêm sự mềm dẻo.

- Vài yếu tố khác còn bí ẩn: nhiều thứ bệnh bẩm sinh như. chứng “mặt Mông cổ” (mongolisme), chứng “đần độn” (crétinisme)... là do sự chùng giãn bất thường của dây gân và bao khớp, làm cho bệnh nhân có các cử động quá lớn. Ta chưa biết rõ sự cấu tạo thầm kín của hiện tượng này, có người cho đó là hậu quả bất thường của hạch bài tiết bên trong, mặc dầu ta chưa biết rõ kích thích tố của sự mềm dẻo này.

L. Cấu Tạo Chu Vi Khớp:

Sự cấu tạo chu vi khớp (structures périarticulaires) không liên hệ trực tiếp với sự cử động của khớp xương, nhưng nó giúp ích cho sự chuyển động bình thường và đóng vai trò như chiếc đệm hơi. Nơi nào đó dây gân hay mặt sụn khớp xương có thể cọ sát với nhau thì có hoạt dịch năng (bourses séreuses). Đó Là những hõm nhỏ, được trải một lớp niêm mạc (muqueuse), tiết ra một chất lỏng tựa như dịch khớp. Chất này giúp cho sự chuyển động của bộ phận trên và dưới dược dễ dàng với nhau.

Vài loại nang có hình dài và bao bọc các gân dài giúp cho sự trơn trượt đối với các mô chung quanh nó Đó là bao hoạt dịch (gaines synoviales). Trong số bao hoạt dịch quan trọng này, có các loại nằm bên cạnh các gân co gấp và duỗi của ngón tay.

Chứng viêm của hoạt dịch nang và bao gân có thể có vai trò quan trọng trong hiện tượng bệnh Phong thấp.


Sưu tầm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Quick Message
Press Esc to close
Copyright © 2013 Tôi Thắng Được Bệnh Phong Thấp All Right Reserved