Breaking News
Loading...

Blogger news

New Design

Gallery

Post By Leable List

Recent Post

6/5/14
PHẢI THẮNG BỆNH PHONG THẤP

PHẢI THẮNG BỆNH PHONG THẤP



Qua những bài viết trước đây, chúng ta thấy phần nào sự thật về bệnh Phong thấp. Chúng ta đã đi qua các loại bệnh này, qua các hình thức Phong thấp kinh niên và các chứng đau nhức; chúng ta cũng có dịp nhận thấy rằng ngành Y khoa chưa đạt được kết quả mong muốn khắc phục hoàn toàn bệnh Phong thấp. Mỗi bệnh nhân nếu hiểu biết và có nghị lực thì thắng được bệnh chắc chắn và tránh cho đời sống khỏi bị tàn tật.

Ngay bây giờ bạn nên có 2 hai quyết định như sau:

* Nếu bạn chưa bị bệnh Phong thấp

Nếu bạn có may mắn chưa bị bệnh Phong thấp thì hãy đặt câu hỏi: "Tôi có thể mắc bệnh thống phong (arthritisme) không?".

Ta đã biết từ lâu, một số gia đình có khuynh hướng đau Phong thấp, vì vậv mà bệnh này mang tên bệnh “thống phong". Sau này, khi phân tích hợp chứng Phong thấp thì thấy quan niệrn đó dần dần bị tan rã. Ngày nay thì thế nào? Ta nhận định như sau:

Ta không nên cho là di truyền những gì do hậu quả của tật xấu. Trong một gia đình có nhiều người phì mập nhưng trạng thái này không phải là di truyền. Có nhiều sự việc khác nhau trong đời sống hàng ngày cũng có trường hợp tương tự.

Vấn đề di truyền của bệnh Phong thấp có sắc thái đặc biệt, tức là con cháu của người bị bệnh Gút thì mắc bệnh Gút mà thôi, nhưng không bị de dọa hơn người khác mắc bệnh Rỉ khớp chẳng hạn.

Trên thực tế, ta thấy sự việc như sau:

- Các bệnh Rỉ khớp, khớp viêm, khớp đốt xương sống viêm dính, bệnh Gút và các khuynh hướng về Phong thấp đều có khía cạnh di truyền. Nhưng không có vấn đề ngăn cản hôn nhân hay cấm sinh tồn. Mặc dầu vậy ta cần có quan niệm nói trên để tránh cái hậu quả do giòng giống trực tiếp của bệnh gây ra cho thế hệ sau. Chuẩn bệnh sớm là giúp phần trị liệu được thêm kết quả. Trong gia đình có Phong thấp cấp tính, nếu có người bị đau bệnh yết hầu thì khi săn sóc bệnh nhân, cần lưu ý cẩn thận đến chứng đau khớp xương và tim. Nếu thấy một bệnh nhân bị bệnh Rỉ khớp, bệnh Gút hay Phong thấp kinh niên diễn biến hoặc khớp đốt xương sống viêm dính thì đó là cơ hội cần báo tin cho anh chị em biết để đi khám bệnh nhất là đối với hai bệnh kể sau. Đó là một việc làm có ích lợi.

- Ta cũng không cần phải kiêng cữ vô ích, thật vô ích vì lý do di truyền Phong thấp. Không nên bao giờ đi quá mức của vệ sinh chung như không giữ gìn khi thời tiết xấu, hoặc ăn uống quá nhiều, hoặc dùng rượu mạnh... Đó là điều mọi người nên tránh, vấn đề tập thể dục, dù tối thiểu, là cần thiết để đối phó với các trở ngại của bệnh. Ta chưa có cách nào tránh được bệnh Phong thấp.

- Trong việc lựa chọn nghề nghiệp, ta nên lưu ý (với mức nào đó) sự liên hệ với bệnh Phong thấp để tránh hậu quả bất lợi trong tương lai như chọn một nghề cần sự khéo tay đói với một người có thể dễ bị bệnh khớp viêm, có di truyền trong gia đình. Khi đến 50 tuổi thì mắc bệnh, làm sao đổi nghề nghiệp để sinh sống được?

- Đối với những người khỏe mạnh lo ngại về bệnh Phong thấp, ta nên theo phương châm về đời sống như sau: sống thoải mái và trong sạch...!

* Bạn là người đang bị bệnh Phong thấp

Do bạn bị Phong thấp nhẹ (mới vài năm) hay bị nặng (như bại chân tay), bạn có thể nói chắc chắn rằng sự chiến thắng bệnh Phong thấp tùy thuộc vào nghị lực của bạn. Cái mơ ước của bệnh nhân là được cởi bỏ vĩnh viễn mọi buồn phiền do bệnh tật gây ra. Vậy ta phải quyết thắng bệnh Phong thấp như thế nào?

- Điều thứ nhất: chứng đau nhức Phong thâp phải hết. Có bệnh mà không chữa trị hay chữa trị trễ nải, để thời gian qua vài tháng hay vài năm, bạn lại mong ước bệnh sẽ hết liền như phép lạ là điều sai lầm. Cần chữa trị đúng đắn thì đau nhức sẽ hết.

- Điều thứ hai: nếu bạn chưa bị bệnh khớp dính nhưng đã bị bệnh Phong thấp kinh niên, bệnh khớp sống viêm dính hav một bệnh khác tương tự. sự tàn tật do gốc Phong thấp gây ra có thế tránh dược đối với sự tiến bộ của y khoa ngày nay, nhất là thi bạn có một bác sĩ chuyên món kinh nghiệm và bạn thi hành đúng đắn lời chỉ dẫn của bác sĩ cùng có tinh thần kiên nhẫn tn liéu.

- Điều thứ ba: nếu bạn bị sự bất lợi nào đó (tàn tật) thì kinh nghiệm chung của các bác sĩ chuyên môn Phong thấp quyết đoán rằng trong đa số các trường hợp, bệnh nhân chỉ dùng một nửa hay phần ba khả năng cử động còn lại. Bạn phải đến bác sĩ chuyên môn kinh nghiệm để khám xét bệnh trạng; khoa phục hồi chức năng cơ năng thân thể ngày nay rất tiến bộ và có thể đưa đến kết quả bất ngờ cho bạn. Nhờ sự tiến bộ này mà đã có rất nhiều người tàn tật được chữa trị có kết quả và trở lại tình trạng bình thường, thay dổi lại cuộc đời tốt đẹp hơn. Tại sao trường hợp của bạn không như vậy? Tại sao bạn không quyết tâm để thắng bệnh Phong thấp?


ĐAU THẦN KINH HÁNG

ĐAU THẦN KINH HÁNG




Bệnh thần kinh háng là chứng đau rất khó chịu.

* Triệu chứng:

Chứng đau khởi sự từ hông rồi xuống đến chân. Có khi người đau có cảm giác như kiến bò hay có các rối loạn về cảm giác khác thường xuyên hay từng cơn; có thể đau nhức hơn khi cử động, nhất là khi bước đi, hay khi thân thể có cử động như ho, có áp lực trên vai...

* Chữa trị:

Trong chứng đau thần kinh háng cũng có trường hợp bệnh đĩa sụn sống trật khớp (herniedicale). Vậy trước khi chữa trị bệnh này hoặc gởi đi làm giải phẫu chứng "đĩa sụn sống trật khớp” ta phải đặt vấn đề sau đây:

- Bệnh tình có phải thật sự là chứng thần kinh háng không?

- Bênh tình có phải là chứng đĩa sụn sống trật khớp không? Đau chỗ nào? Có cần phải giải phẫu không?

- Có phải là bệnh thần kinh háng không?

Có nhiều loại chứng đau lưng; nhưng nếu hỏi kỹ bệnh nhân, khám bệnh kỹ lưỡng cũng có thể phân biệt được bệnh và bệnh thần kinh háng.

- Có phải là bệnh đĩa sụn sống, trật khớp không? Rất có thể nếu có các điều sau đây:

+ Chứng đau nhức phát hiện sau khi làm một cử động mạnh hay một sự cố gắng thình lình của hông.

+ Có cơn đau thần kinh háng xuống đến bàn chân; trước khi đau nhức ở ngang hông.

+ Chứng đau giảm bớt khi nằm dài nghỉ dưỡng, nhưng lại đau thêm khi đi đứng lâu hay khi dùng sức lực như nâng lên một vật nặng.

+ Chứng đau nhức, lúc đầu đau nhiều nhưng sau đó gỉảm bớt dần.

+ Những nguyên nhân khác của bệnh thần kinh háng là các bệnh đốt xương sống trật khớp, chứng thần kinh viêm kinh niên, nghiện rượu,...

- Đau đĩa sụn sống trật khớp ở chỗ nào?

Chứng đau này phát hiện ở bất cứ chỗ nào của xương sống. Còn gốc chứng đau thần kinh háng thì do giữa đốt thứ 4 và đt thứ 5 đt thắt lưng của xương sng. Để định rõ chỗ đau, bác sĩ sẽ bảo bệnh nhân mô tả chính xác đường đi của chứng đau và các sự rối loạn về cảm giác.

- Có cần giải phẫu không?

Trong hàng trăm trường hợp giải phẫu bệnh đĩa sụn sống trật khớp, chỉ có rất ít trường hợp đem lại kết quả ích lợi. Vấn đề giải phẫu này thuộc phạm vi quyết định của một bác sĩ chuyên môn có kinh nghiệm. Trường hợp giải phẫu thường để lại một phần tình trạng tàn tật.

* Chữa trị:

Cách trị liệu căn cứ các nguyên tắc sau đây:

- Làm giảm bớt chứng đau nhức của bệnh nhân.

- Chuẩn bệnh kỹ lưỡng và điều trị bệnh tận gốc rễ.

- Nghỉ dưỡng theo tư thế thuận lợi, trong thời gian đầy đủ. 


Sưu tầm
ĐAU LƯNG NHẸ

ĐAU LƯNG NHẸ



Có trường hợp bệnh nhân đi khám bệnh, bác sĩ xem xét kỹ lưỡng mà không thấy điều gì khác thường mặc dù bệnh nhân vẫn kêu đau lưng. Tại sao vậy?

* Triệu chứng:

Hỏi đi hỏi lại nhiều lần vẫn không thấy điều gì đặc biệt. Chứng đau lưng phát sinh khi làm việc mệt nhọc, bắp thịt bị quá mệt, nhất là đối với giới phụ nữ, lại càng thấy đau hơn khi có kinh nguyệt. Mỗi lần thay đổi cách nằm trên giường là mỗi lần thấy đau nhức; đặc biệt vào lúc buổi sáng khi thức dậy thì thấy đau lưng nhiều. Nhiều người nằm nghỉ dưỡng một thời gian thì hết đau.
ĐAU NHỨC BẮP THỊT

ĐAU NHỨC BẮP THỊT


Danh từ này cũng bao gồm nhiều loại đau nhức sau đây:

- Đau lưng: chứng này do hậu quả của một cử động bất thình lình hơn là mạnh, ví dụ như người bước hụt cầu thang hay bờ đường nên phải đưa chân kia ra để lấy lại thăng bằng. Người đó thấy bỗng nhiên đau nhức nhối bên hông, và càng đau hơn khi cử dộng, có khi đau nhức trong vài ngày. Cách trị liệu là nghỉ dưỡng, dùng thuốc giảm đau nhức, ứng dụng hồng ngoại tuyến, xoa bóp.

- Bệnh xương sống cong vẹo và chứng bị chuột rút (vọp bẻ): nguyên nhân vì tư thế đứng hay ngồi sai cách. Chứng xương sống cong vẹo (scoliose) là nguồn gốc của chứng đau nhức của những người trẻ khoảng 39 tuổi, do cha mẹ thiếu săn sóc con cái lúc nhỏ, đang trong thời kỳ lớn lên. Chứng này rất khó chữa trị và áp dụng phương pháp tập thể dục cũng khó kết quả. Tuy nhiên cần phải kiên nhẫn chữa trị bằng cách mang một nịt chỉnh hình hoặc giải phẫu.

Lại có một chứng đau lưng vì chuột rút do tư thế đứng ngồi sai cách như trường hợp các thợ lát gạch, làm vườn cúi lượm hoa quả, đào khoai... Người làm việc phải nghĩ tới cách tránh chứng đau lưng này bằng cách làm việc tránh khum lưng lâu, khi các đồ vật nặng phải chia hai sức nặng qua hai tay. Phải tập thể dục để làm xương sống được mềm mại bình thường.
ĐAU NHỨC BÊN TRONG

ĐAU NHỨC BÊN TRONG




Về chứng đau nhức này có các loại sau đây:

- Loạn phụ khoa (troubles gynécologie) đây là chứng đau lưng của giới phụ nữ. Nếu là đau lưng định kỳ thì dễ giải quyết, còn nếu đau tử cung lật ra sau (rétroversion utesrine), chứng bướu sợi (fibrome) hay tử cung viêm thì vấn đề chuẩn bệnh tế nhị hơn. Có chứng đau lưng khi phụ nữ mang thai; do áp lực của tùng thần kinh (plexus nerveux) ở phần dưới bụng hoàn một phần do cách đứng ngồi sai cách.

- Sự tiêu hóa bị rối loạn như chứng đau tá tràng (duoénum), dạ dày bị lở loét, đau gan hay các chứng đau khác tương tự. Các chứng đau nhức này làm ta nghĩ đến đau lưng.

- Xương sống đau nhức: có các chứng đau do sự khác thường của xương sống gây ra như tật nứt đốt sống hay còn gọi là xương sống chẻ đôi (spina bifida): sự hóa vôi của các đốt xương cuốì xương sống, đốt xương sống bị trật, xương sống bị lao (mal de Pott); khớp đốt xương sống viêm dính (spondylarthrite ankylosante).

- Bệnh Phong thấp thời kỳ hết kinh nguyệt: bệnh này đến với giới phụ nữ khoảng 60 tuổi (hoặc sớm hơn 10 hay 20 năm), do sự cắt bỏ buồng trứng. Bệnh nhân kêu đau thận và đau lưtig.
ĐAU LƯNG

ĐAU LƯNG




Nhiều người còn gọi chứng đau lưng này là đau thận, mặc dầu thận nằm phía trên, không liên hệ gì với chứng đau lưng này.

Chứng đau lưng hay thần kinh hông này có nhiều loại đặc biệt. Rất may mắn là các loại đặc biệt này đều hiếm. Còn chứng đau thận thì thông thường và càng nhiều thêm mỗi năm. Ta nên lưu ý rằng không nên khinh thường chứng đau lưng. Phải chữa trị cẩn thận, dùng thuốc giảm đau nhức, và ứng dụng xoa bóp. Muốn trị liệu đúng đắn, phải đến bác sĩ khám bệnh.

* Triệu chứng:

Chứng đau nhức phát hiện ở lõm hai bên hông đau thường xuyên hay từng cơn, gây mệt nhọc và vào buổi chiều nhiều hơn buổi sáng. Các cử động, thay đổì tư thế thân thể đều gây đau nhức: ngồi, nằm, đứng dậy và ngay cả xoay chiều trên giường cũng thấy đau mà bệnh nhân luôn luôn muốn tránh. Trừ khi ngồi xổm hay đứng yên thì không sao, còn bước đi thì thấy đau; thời tiết xấu (trời lạnh, khí ẩm, mây mù), lao lực, áp lực thần kinh đều có ảnh hưởng bất lợi cho bệnh nhân. Ta nghỉ các điều nói trên là do thần kinh.

Những điều nêu trên chẳng có tính chất chuyên môn và chính xác, bác sĩ phải dùng tất cả kinh nghiệm của mình để tập trung các yếu tố vào việc chuẩn bệnh.

Sau đây là các chứng đau lưng:

- Đau lưng vì trạng thái chấn thương: Chứng đau này liên tục ở vết thương do cử động quá mạnh hay tai nạn,...

- Chứng đau lưng: sẽ nói sau này.

- Chứng đau lưng Kummel - Vemeuil, đã nói ở phần trước.

- Chứng trật khớp xương hông, do dây gân nối các đốt xương sống bị rách, gây cơn đau lưng ghê gớm. Cách trị liệu và nghỉ dưỡng xoa bóp, dùng thuốc trừ đau nhức, ứng dụng nhiệt...
BÀN CHÂN ĐAU NHỨC

BÀN CHÂN ĐAU NHỨC


Nếu so sánh đôi bàn chân với thân thể con người thì ta thấy kích thước bàn chân rất nhỏ. Vậy mà đôi bàn chân phải chịu tất cả sức nặng của thân thể. Đó là một gánh nặng, nhưng đôi bàn chân vẫn làm việc dễ dàng và nhẹ nhàng.

Tuy nhiên khi có một sự bất thường nào phá hủy sự vận động của các lực trong thân thể thì bắp thịt và dây gân thấy có sự mệt mỏi biểu hiện bằng đau nhức.

Sau đây là các loại đau nhức của bàn chân:

- Bàn chân bằng: Khung vòm bàn chân sụt xuống là việc rất thường. Đối với trẻ con, bàn chân lõm khuyết bắt đầu từ 5 hay 6 tuổi: ta giúp cho sự việc này tiến triển bàng cách cho trẻ em đi chân không.

Có phải bàn chân bằng hay đau nhức không? Đó là câu hỏi của nhiều người đưa ra. Ta căn cứ vào hai điểm sau đây dể trả lời câu hỏi này:

+ Chứng đau nhức do bàn chân bằng gây ra, phát hiện dần dần.

+ Đối với người trẻ tuổi, bàn chân bằng ít khi bị đau nhức nhưng nó hay gây mệt mỏi.

- Bàn chân lõm: có người hỏi có phải bàn chân lõm hay đau nhức không? Ta trả lời như sau:

+ Bàn chân lõm dần dần thấy đau nhức.

+ Đối với người trẻ tuổi, bàn chân lõm bị nhiều mệt mỏi hơn chứng đau nhức.

+ Bàn chân lõm thường đau nhức nhiều hơn bàn chân bằng.

- Bệnh Gút: người bị bệnh Gút thường thấy mắc chứng đau ở chân, hoặc ở chỗ khác ngoài ngón chân cái.

- Bệnh nang viêm: bệnh này thường gây đau nhức ở chân, nhất là ở đầu ngón chân cái, đặc biệt là khi ngón chân có biến dạng.

- Bệnh khớp viêm Phong thấp: bàn chân thường hay bị chứng này. Phải chuẩn bệnh rất kỹ lưỡng và qua chụp X quang vì dễ lầm với bệnh Gút.

- Đau gót chân: đây là chứng đau gót chân do một cựa xương nằm ở cuối xương gót chân. Bệnh này không mấy quan trọng.

Sưu tầm
BỆNH PHONG THẤP ĐẦU GỐI

BỆNH PHONG THẤP ĐẦU GỐI


Khi đầu gối đau và hoàn toàn bị kẹt cứng ta vẫn đi được với đôi chút khập khiễng khó thấy được; nhưng ngược lại khi đầu gối bị đau đôi chút thì việc đi lên xuống cầu thang rất đáng e ngại.

Sau đây là các chứng Phong thấp đầu gối:

- Bệnh Ri khớp đầu gối (gonarth rose):

Giới phụ nữ dễ bị mắc bệnh này khi gần đến thời kỳ hết kinh nguyệt. Khớp xương bị đau nhức sưng lên chung quanh xương bánh chè (rotule) và thường có tiếng kêu răng rắc. Vấn đề chuẩn bệnh rất dễ dàng và được xác nhận bằng chụp X quang. Điểm quan trọng trong việc chữa trị là làm đầu gối được nghỉ dưỡng, tức là tránh cho đầu gối 4 điều sau đây: tư thế đứng lâu, tư thế ngồi quá lâu, tránh lên xuống cầu thang, bước đi chỗ đất xấu. Nói cách khác, bệnh nhân thỉnh thoảng nên nằm dài khoảng nửa giờ, ứng dụng liệu pháp vận dộng để giữ tính chất co giãn của đầu gối. Ta trị liệu bệnh Rỉ khớp này theo cách thông thường, kể cả kích thích tố. Dùng nước suối thi rất tốt.

- Bệnh khớp viêm Phong thấp: Triệu chứng của bệnh này là đau nhức dồn vào đầu gối. Ta chuẩn bệnh bằng phương pháp chụp X quang và tránh mọi trường hợp khớp dính đầu gối trong tư thế xấu mà ta thường thấy nhiều phụ nữ lớn tuổi có dáng điệu đi đứng rât xấu.

- Trạng thái chấn thương đẩu gối (rách dây gân hay đĩa sụn khớp): Chứng này cũng thông thường, nhất là những cầu thủ đá banh hay mắc phải. Triệu chứng chính là đau nhức gay gắt phát hiện sau một cử động mạnh. Chụp ảnh khớp sẽ giúp phần chuẩn bệnh.

- Bệnh khớp viêm đẩu gôi, có bệnh lậu liên hệ: đầu gối sưng lên, ít đau nhức lúc đầu. Cách chữa bệnh thông thường có nhiều công hiệu bằng nghỉ dưỡng, xoa bóp, chiếu hồng ngoại và thuốc trụ sinh.

- Bệnh gân viêm và nang viêm: Không phải là hiếm. Các chứng đau nhức đầu gối không gây thiệt hại gì cho khớp xương và phương pháp chữa trị thông thường có thể đem lại tình trạng bình thường.

Về chứng đau đầu gối, nên lưu ý các điểm sau đây:

- Đầu gối là một khớp xương mỏng manh, rất dễ bị thương vì một cử động thình lình và mạnh. Do đó, ta nên cẩn thận khi chơi bất cứ loại thể thao nào mà không có sự luyện tập trước.

- Nếu ta e ngại một trạng thái chấn thương nào thì nên đến bác sĩ khám bệnh ngay.

- Nếu thấy lên xuống bậc cầu thang ngày càng khó khăn thì đó là sự báo động quý báu về sức khỏe hay bệnh trạng của ta.

Sưu tầm
BỆNH PHONG THẤP HÁNG

BỆNH PHONG THẤP HÁNG


Ta biết rằng khớp xương háng là bộ phận chuyển tất cả sức nặng của thân thể tới chân và phối hợp với bàn chân để làm công việc quan trọng của con người, việc cử động của bước đi. Bệnh khớp dính của một bên háng được bù bằng sự cử động của thân mình quanh háng bên kia, qua cách đi khập khiễng. Nhưng nếu bị khớp dính cả hai bên háng thì chẳng còn cách nào bù được, tức là không còn đi đứng được nữa.


Sau đây là các loại chính của bệnh Phong thấp háng:

* Bệnh Rỉ khớp háng: bệnh này rất thông thường, khởi đầu bằng tiếng “răng rắc” và một sự hạn chế nhỏ về cử động, rồi thấy đau nhức ở háng hay ở một chỗ khác của chân. Do đó, mỗi khi thấy đau chân thì phải đi khám bệnh và chụp X quang thật đầy đủ cả chân đau. Cách trị liệu cũng tùy bệnh trạng và khám bệnh sớm hay muộn. Giai đoạn nào thì nghỉ dưỡng, ứng dụng liệu pháp vận động, ăn uống và sinh sống phải giữ vệ sinh, những người mập béo phải giảm bớt cân, dùng kích thích tố (hormones), nước suối. Nếu là trường hợp bệnh để lâu, bệnh rất đau nhức thì phải giải phẫu do bác sĩ chuyên môn thực hiện. Phương pháp giải phẫu có thể đưa đến kết quả tốt và giảm mức tàn tật tối đa.

* Bệnh khớp viêm Phong thấp háng: bệnh này rất hiếm, có trạng thái đau nhức ghê gớm cả ngày và đêm, khi nghỉ dưỡng cũng như khi đi đứng. Bệnh Phong thấp kinh niên hai bên háng làm bệnh nhân không thể rời khỏi giường suốt quảng đời còn lại. Cách chữa trị tân tiến ngày nay có thể có may mắn không để lại di chứng về sau.

Về bệnh Phong thấp háng, nên nhớ các điểm sau đây:

- Dù bệnh nhân ở vào độ tuổi nào, đi khập khiễng, có đau hay không cũng cần đi đến bác sĩ ngay để khám bệnh.

- Mọi đau nhức dai dẳng của chân đòi hỏi một sự khám xét và chụp X quang đầy đủ về chân đau, đừng để đau nhiều, đau lâu rồi mới đi khám bệnh.

- Khi bị bệnh Phong thấp háng thì phải giảm bớt cân nặng nếu là người béo mập, ăn uống kiêng cử.

Sưu tầm
BỆNH GÚT BÀN TAY

BỆNH GÚT BÀN TAY



Bệnh này không phải là hiếm; bệnh kết tiết thống phong các ngón tay này đưa đến hình dạng của bệnh Rỉ khớp hay bệnh càng cua, nhưng X quang giúp cho việc chuẩn bệnh biết rõ bệnh hơn. Bệnh này làm bàn tay sưng to lên và có thể bị tàn tật. Tuy nhiên, nếu chữa trị đúng đắn có thể làm hết bệnh và các khớp xương lóng ngón tay trở lại mềm mại như thường.

Về bệnh Phong thấp bàn tay, ta nên nhớ các điểm sau đây:

- Có ba dấu hiệu chính mà người mắc bệnh phải đi đến bác sĩ ngay (nhất là phụ nữ khoảng 50 tuổi): thứ nhất là khi thấy có các nốt cứng nhỏ theo khớp xương ngón tay hoặc các mô nằm sâu trong lòng bàn bàn tay (đừng lầm với chai bàn tay); thứ hai là phát hiện sự biến dạng ngón tay, dù nhẹ; thứ ba là những đau nhức nhẹ và lờ mờ hoặc một cảm giác tê cóng bàn tay lúc buổi sáng.

- Chỉ có bệnh Khớp viêm Phong thấp có thể đưa đến bệnh khớp dính, nhưng cách chữa trị tân tiến ngày nay có thể ngăn chặn sự diễn tiến của nó. Nếu bạn đã gặp sự trở ngại cử động do bệnh gây ra, thì vấn đề chữa trị đúng mức có thể làm giảm bớt sự trở ngại cử động đó. Vì vậy, bạn phải thi hành kiên nhẫn và đúng đắn các chỉ dẫn của bác sĩ.

Sưu tầm

Main Post

Quick Message
Press Esc to close
Copyright © 2013 Tôi Thắng Được Bệnh Phong Thấp All Right Reserved