Breaking News
Loading...
6/5/14

PHƯƠNG PHÁP CHỮA TRỊ CỤC BỘ


Bác sĩ có nhiều phương pháp làm giảm bớt đau nhức cho bệnh nhân Phong thấp và mọi phương pháp đều nhằm mục đích sau đây: trừ đau nhức và chống khớp dính.

Ta không đề cập đến vấn đề nên áp dụng cách chữa này hay cách kia. Sự việc này thuộc phạm vi của bác sĩ có trách nhiệm đoán xét từng trường hợp phải ứng dụng. Đó cũng là tài năng của thầy thuốc chuyên môn, biết rõ phương pháp trị liệu nào thích hợp với bệnh và tư cách của bệnh nhân.

1. Ứng Dụng Thuốc Trị Liệu



Phương pháp chữa trị cục bộ nhằm đưa thuốc trực tiếp vào vùng các mô bị đau để tạo một tác dụng mạnh vào chỗ đau, đồng thời đem tới đó một phân lượng cao thuốc trị bệnh.

- Về việc ứng dụng bên ngoài: phương pháp xoa bóp là “ion hóa”.

Xoa bóp là phương thức đã áp dụng từ lâu, và dùng với một thứ thuốc bôi (baume, onguent). Thuôc bôi có tính chất lùa bệnh, giảm sự sung huyết tại chỗ đau và kháng viêm. Ta dùng các thứ thuốc xoa bóp thấm qua lớp da và gây tác dụng vào các mô sát dưới da. Các thuốc thông thường là Long não và Salicylate de méthyle.

Phương pháp “ion hóa” dùng điện để làm cho chất hóa hợp đi qua lớp da dễ dàng mà không có cảm giác nào khó chịu. Cách thức làm như sau: một miếng gạc (compesse) thấm nước thuốc đặt lên chỗ đau, rồi để một miếng kim khi dùng làm điện cực đặt lên miếng gạc. Tất cả được quấn bằng vải. Một điện cực thứ hai đặt một chỗ khác của thân thể, sau đó nối hai điện cực vào các điện cực của máy điện có dòng điện cần thiết. Mỗi lần “chạy điện” thì thời gian thực hiện ngắn hay dài tùy số lượng thuốc cùng thấm vào da.


* Về việc ứng dụng bên trong: ta có hai cách sau đây:

Tiêm Cortisone trong da hay chu vi khớp vào chỗ đau thì chứng viêm hết mau lẹ, tuy nhiên kết quả này chỉ nhất thời, do đó phải làm nhiều lần trong vài ngày. Phương pháp này rất thông thường, áp dụng cho các trường hợp đau nặng và cũng có thể làm như vậy đối với các hoạt dịch nang viêm: hút nước trong nang ra và tiêm vào thuốc Corticostéroide.

2. Liệu Pháp Vận Động (Kinésithérapie)

A. Xoa bóp: Đây là phương pháp trị liệu quan trọng trong khoa Phong thấp học. Có hai cách sau đây:

- Giúp tăng lưu thông máu tại chỗ đau và làm giảm chứng viêm.

- Giúp cho bắp thịt có thể co rút nhẹ được, không đau và giữ hình thức bình thường của nó. Đặc điểm của phương pháp xoa bóp (vùng phải làm, làm thế nào, bao nhiêu buổi...) đều do bác sĩ chỉ dẫn. Ta thường nói: xoa bóp làm đau bệnh nhân là xoa bóp sai cách. Đúng cách thức là xoa bóp mạnh mà không làm bệnh nhân đau. Xoa bóp được áp dụng trong đa số trường hợp bệnh Phong thấp kinh niên, nhưng không áp dụng đối với Phong thấp cấp tính. Trong một vài trường hợp, xoa bóp còn phối hợp với cách “thủy liệu pháp” tức là xoa bóp dưới nước.


B. Thể dục: Vấn đề tập thể dục có ích lợi cho các bệnh nhân phong thấp nhằm mục đích sau đây:

- Giữ gìn hình thức cơ thể cho đến khi cơ năng bắp thịt trở lại bình thường sau thời gian bệnh khớp dính gây bất động tạm thời cho bộ phận bị đau.

- Tăng sức mềm dẻo và sức lực của bắp thịt có tác động trên các khớp xương không đau và phải làm việc nhi26u hơn.

Đa số các thể dục gia bất đắc dĩ này đều trên nãm mươi tuổi, bệnh hoạn, ít hoạt động nên phải có một chương trình thể dục thích hợp. Thể dục của bệnh nhân Phong thấp là thể dục trị liệu. Do đó, phải có một bác sĩ hay chuyên viên chỉ dẫn (thời gian, số buổi phải tập luyện, các loại cử động chọn lọc...) trước khi tập dượt, bệnh nhân phải qua sự khám bệnh về tim, phổi, thận, thử máu... tập dượt theo sự chỉ dẫn của chuyên viên.


Sự cử động: đây là môn “thể dục thụ động" được áp dụng trong cách chữa trị Phong thấp: cử động theo chiều hướng và độ lớn có tính toán để giảm bớt trở ngại của bệnh khớp dính.

* Liệu pháp cơ khí (mécanothérapie): đây cùng là phương thức trợ giúp kết quả của thể dục trị liệu và cử động bằng các thứ máy móc. Một trong các phương thức chuyên môn của khoa này là kéo dài bệnh nhân nhằm giúp các đốt xương sống được trở lại tình trạng bình thường; kéo cùng một lúc theo chiều đối nghịch, bả vai và chân của bệnh nhân. Phương pháp "liệu pháp cơ khí” này giúp ích cho rất nhiều trường hợp trị bệnh.

* Luyện lại cơ năng: tập luyện lại sự cử động và tinh thần của bệnh nhân là một phần quan trọng cúa vấn đề trị liệu Phong thấp. Bài toán này cần giải quyết như sau: bệnh nhân bị một phần hay hoàn toàn liệt bại không thể cử động được và không còn hy vọng trở tình trạng bình thường dù chữa trị bằng cách nào. Vậy thì phải luyện tập cách nào để bù cho sự thiệt hại đó? Ta có ba phương cách rõ rệt sau đây:

- Tăng tối đa sự mềm mại của khớp xương để thu dụng mức cử động còn lại.

- Tập cho bệnh nhân cách sửa chữa chứng khớp dính bằng cách cử động các khớp xương gần khớp xương đau: của một bệnh nhân có đầu gối đau cứng có thể bước được mà không đi khập khểnh rõ rệt.

- Tập cho bệnh nhân bỏ các cử động mà không làm được.

Sự thành công của vấn đề luyện tập đều do các điểm chính sau đây:

- Trước hết là trí tưởng tượng, khả năng và kinh nghiệm của các chuyên viên luyện tập.

- Sau đó, đặc biệt là yếu tố tinh thần, cương quyết mong muốn được lành bệnh: bệnh nhân càng tin tưởng trở về cuộc sống hầu như bình thường thì càng có kết quả trong sự luyện tập.

Phương pháp luyện tập cho bệnh nhân là thể dục, liệu pháp của cơ khí, xoa bóp dưới nước,...

* Thủy liệu pháp (hydrothérapie): có nhiều phương pháp ứng dụng bằng nước, làm ngoài da, dùng trị liệu Phong thấp.

- Tắm là phương thức công dụng: tắm nước ấm, tắm hơi.

- Cách xoa bóp dưới nước cần một tổ chức đặc biệt, có bể tắm nhỏ và người xoa bóp cũng phải xuống nước với bệnh nhân.

- Tắm bằng vòi hoa sen rất ít dùng.

* Điện liệu pháp (électrothérapie): là phương pháp ứng dụng một dòng điện một chiều, có cường độ thay đổi.

* Hồng ngoại tuyến (infrarouges): vai trò của điện ở đây chỉ là gián tiếp dùng để tiếp ứng cho một nguồn sức nóng: hồng ngoại tuyến tắm nóng.

Chỗ bị đau, có tác dụng làm giảm bớt đau nhức và chứng viêm.

- Các ứng dụng diện trực tiếp; làn sóng ngắn, chạy điện, chạy ứng điện (faradisation) là những phương thức hỗ trợ áp dụng trong vấn đề trị liệu Phong thấp. Phương thức chữa trị này không có gây điều gì khó chịu dù bệnh nhân “nhát gan” cũng vẫn chịu được các cảm giác bứt rứt, kiến bò, ngứa ngáy trong lúc chạy điện.

3. Chữa Trị Bằng Giải Phẫu

Khoa giải phẫu (chirurgie) và thuật chỉnh hình (orthopédie) là hai phương thức mới chỉ nên áp dụng đối với bệnh nhân khi không có cách nào hơn nữa để chữa trị. Về phạm vi này, có hai thứ: tiểu giải phẫu và đại giải phẫu.

Phương thức “tiểu giải phẫu” như nạo các hoạt dịch nang viêm thì các bác sĩ có thể làm dễ dàng, còn “đại giải phẫu” Phong thấp thì gồm các loại sau đây:

- Chữa xá xương biến dạng.

- Chữa các khớp dính có hình dạng kỳ dị ra hình thức có thể cử động được ít nhiều bằng cách sắp xếp lại khớp xương.

- Hạn chế một phần hay vĩnh viễn một số hoặc tất cả cử động của khớp xương.

- Thay thế một khúc xương bị đau bằng thứ nhựa plastic (ngày nay phương thức này không còn được áp dụng nữa).

- Chữa trị để làm trở về trạng thái nguyên vẹn của xương sống kèm theo hoặc không có một mô ghép lấy ở xương ống quyển.

Bác sĩ giải phẫu và chỉnh hình có thể áp dụng thủ thuật không chảy máu như bao bột chỗ đau, cho mang nịt và giày chỉnh hình...

Nếu có trường hợp Phong thấp bị giải phẫu thì phải trị liệu một thời gian ngắn hay dài ở thế bất động, từ vài ngày đến vài tuần, sự việc này thường khi có vấn đề bao bột, không vì cuộc giải phẫu hệ trọng mà chính là để cho xương đầy đủ thời gian hàn gắn lại.

4. Nước Suối

Cách đây khoảng vài chục năm, nước suối rất được thông dụng đối với bác sĩ lẫn bệnh nhân khá giả nhưng sau này việc dùng nước suối bị quên lãng không lý do. Rất may là ngày nay việc dùng nước suối đã dần dần được khôi phục trong vấn đề góp phần trị liệu bệnh Phong thấp. 

Sưu tầm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Quick Message
Press Esc to close
Copyright © 2013 Tôi Thắng Được Bệnh Phong Thấp All Right Reserved