PHƯƠNG PHÁP CHỮA TRỊ CĂN BẢN
Hippocrate (một thầy thuốc
nổi danh thời xưa) đã biết rõ phương pháp chữa trị
căn bản này. Qua nhiều thế
kỷ, những người bệnh đã coi Hippocrate như vị thần giải cứu các chứng đau nhức Phong thấp bằng phương pháp căn bản này.
Tuy
vậy, ngày nay việc sáng chế các loại thuốc đặc biệt đã làm quên lãng cách chữa trị
căn bản đã từng giúp ích cho y khoa: lỗi
này do cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân.
Sự quên lãng này có thể là điều bất lợi. Do đó phương
pháp chữa trị căn bản ngày nay là một quan niệm thật sự tốt đẹp.
Ta
cần áp dụng biện pháp về vệ sinh với tinh thần ôn hòa: buồn bực và thất vọng chẳng
liên hệ gì với vấn đề vệ sinh. Đời sống vừa phải không có nghĩa là đời sống nhàm
chán; chẳng nên bao giờ khuyên loại bỏ hoàn toàn các điều tốt giúp ích cho đời
sồng của ta được thêm vui tươi và bệnh Phong thấp cũng không vì thế mà giảm được.
Có những sự miễn trừ được cho phép, miễn là đừng làm quá đáng thì sẽ có hại.
B. Giấc Ngủ:
Ta đang sống vào thế kỷ dễ bị mất ngủ làm các đêm bị thu ngắn lại. Hai hiện tượng này đã trở thành “bệnh dịch xã hội” và làm giàu cho các nhà bán thuốc đủ loại. Bệnh nhân Phong thấp cần phải tổ chức đời sống cho có trật tự, phải ngủ với thời gian đầy đủ, tốì thiểu là tám giờ một ngày. Khi nói đến mất ngủ, ta không đề cập đến sự mất ngủ do chứng đau nhức gây ra, vì nếu có đau nhức thì có thể trị hết bằng thuốc Aspirine. Ý nghĩa mất ngủ ở đây là do sự lao lực, sự phiền muộn của đời sông hàng ngày. Trong mọi trường hợp, nếu bị mất ngủ thì nên dùng trong vài ngày thuốc làm buồn ngủ, sau đó đi khám bệnh và thực hiện chỉ dẫn của bác sĩ, cùng tập ngủ lại đầy đủ.
C. Tĩnh Dưỡng:
Đối với bệnh nhân, nếu ban đêm cần ngủ thì ban ngày cũng cần tĩnh dưỡng. Tất cả đều là cần thiết. Ta có thể chia ra nhiều loại.
Trong những giai đoạn cấp tính, giữa lúc cơn đau, nhất là trường hợp bệnh Bouillaud, bệnh Phong thấp kinh niên hay bệnh Gút, tình trạng của bệnh nhân giống như bị ‘đóng đinh” vào giường, không thể rời giường ngủ với bất cứ lý do nào, không được làm bất cứ việc gì, ngay cả dùng bữa ăn.
Trong những giai đoạn cấp tính, giữa lúc cơn đau, nhất là trường hợp bệnh Bouillaud, bệnh Phong thấp kinh niên hay bệnh Gút, tình trạng của bệnh nhân giống như bị ‘đóng đinh” vào giường, không thể rời giường ngủ với bất cứ lý do nào, không được làm bất cứ việc gì, ngay cả dùng bữa ăn.
Khi cơn
đau đã xa rồi, bệnh nhân cần được sinh hoạt
dần dần và trở lại với nếp sống bình thường, nhưng cấm lao lực. Tĩnh dưỡng
không có nghĩa là nhàn cư. Đối với bệnh nhân Phong thấp, dù có bại chân hay tay
cũng có thể làm được một số công việc thông thường trong gia đình hay chuyên
môn, và cũng cần sống trong cộng đồng, nếu hiểu rằng hoạt động là sự cần thiết để tập luyện tay chân trong phương pháp trị liệu. Tuy nhiên bệnh nhân cần tĩnh dưỡng làm việc trong sự tiết kiệm, tránh mọi phí
phạm sức lực.
Cuối
cùng, ta nên lưu ý rằng nghỉ dưỡng quá độ cũng là điều có hại giông như lao
lưc vây. Cần phải có sự
hoạt động tối thiểu để giữ thân thể được gọn gàng không phì mập ra.
D. Nhàn Hạ:
Vấn đê nhàn hạ là điều cần thiết. Bệnh nhân Phong thấp cần được giải trí lành mạnh để bệnh được lành hẳn lâu dài. Nhưng cách thức nhàn hạ phải được tổ chức thích hợp với đời sống của bệnh nhân, không biến thành nguồn gốc mệt nhọc liên tục hoặc dẫm đạp lên giờ giấc tĩnh dưỡng hoặc gây bận rộn. Bệnh nhân phải đề phòng ảnh hưởng của thời tiết xấu và tránh ngồi luôn một chỗ mà không vận động.
Những
điều nói trên có vẻ phức tạp, mâu thuẫn với nhau, khó thực hiện. Tuy nhiên đối
với người có tuổi và có chút ít trí tưdng tượng thì thấy có thể thích ứng được.
E. Đề Phòng Ảnh Hưởng Thời Tiết Xấu:
Đối với bệnh nhân Phong thấp, đề cập vấn đề này có thể là chuyện thừa: vì rằng nếu bất cẩn thì có hậu quả tự nhiên là đau nhức. Nhất là khí ẩm còn khó chịu hơn trời lạnh. Trời mây xám, trời mưa lạnh, nhất là gió lạnh là kẻ thù của căn bệnh này.
G. Ăn Uống Chừng Mực:
Chứng phì mập là kẻ thù của bệnh nhân phong thấp. Khi thân thể nặng cân thì chỉ làm khổ các khớp xương phải chịu đựng sức nặng. Ta cần dùng một liều thuốc làm bớt cân với sự chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, cách ăn uống đặc biệt cũng là vấn đề cần thiết, như người bệnh Gút phải tránh dùng thịt và rượu mạnh. Phải tuân theo lời dặn của bác sĩ vì chỉ có bác sĩ mới có điều kiện cho toa và theo dõi kết quả, biết áp dụng thực tế và hạn chế mọi kiêng cữ cần thiết.
H. Cần Đề Phòng Các Bệnh Khác:
Sự
truyền nhiễm dù là nhẹ, cũng tiêu biểu cho một sự xâm phạm vào cơ thể. Còn bệnh
Phong thấp, đau nhức kinh niên trong nhiều năm, cũng tiêu biểu là một gánh nặng đối với cơ thể. Do đó, bác sĩ khuyên bạn nên lưu ý
chữa trị các bệnh như: răng sâu, chứng
viêm a-mi-dan (amygdale),... Ta không tin bệnh Phong thấp do chất độc
tố (toxise) đưa luôn luôn vào máu qua hai trung tâm nói trên,
nhưng bác sĩ bao giờ
cũng muốn chữa lành hai cơ quan “cửa khẩu” này vì sự đề kháng vi trùng rất yếu ớt;
do đó nên cắt bỏ a-mi-dan, trám răng sâu, và dùng thuốc Sulfamide, trụ sinh và các loại thuốc khác.
Sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét