Breaking News
Loading...
6/5/14

ĐẾN BÁC SĨ KHÁM BỆNH


Bạn bị triệu chứng nhức kinh niên, cuối cùng bạn quyết định đến bác sĩ để khám bệnh. Đến đây, bạn phân vân về một vài điểm và tự hỏi: nên đi đến bác sĩ nào? Khám bệnh như thế nào? Có phải cẩn thận về việc nào không? Có cần tránh điều gì không?

* ĐẾN BÁC SĨ KHÁM BỆNH

Câu hỏi thứ nhất là chọn bác sĩ trị bệnh: có nên chọn bác sĩ quen của gia đình hay một bác sĩ chuyên môn? Nếu chọn bác sĩ chuyên môn thì chọn loại chuyên môn nào?

Vấn đề chọn lựa bác sĩ cũng tùy trường hợp.

Một phần là: "Nếu tìm bác sĩ đã biết bạn rõ, trừng trường hợp bạn thay đổi bác sĩ thường xuyên thì khỏi cần đặt vấn đề này, nhưng nếu bạn có bác sỹ của gia đình thì họ biết rất rõ hơn ai hết tình trạng sức khỏe của bạn. Từ lâu bác sĩ đã chữa trị bệnh cho bạn, cho cả gia đình bạn (cha, mẹ, anh, chị, em) nên biết hết các tình trạng bệnh tật của gia đình, khi cần thì bác sĩ biết ngay phải làm điều gì cho kết quả."

Phần khác là: "Bác sĩ chuyên môn biết rõ mọi vấn đề của bệnh phong thấp. Có nhiều trường hợp rất khó phân biệt các loại triệu chứng Phong thấp. Bác sĩ chuyên môn là người đã có nhiều năm nghiên cứu để tìm hiểu và đi sâu vào chuyên môn nghề nghiệp, phân biệt sắc thái các loại bệnh. Qua sự khám bệnh và bệnh nhân trả lời một số câu hỏi bác sĩ đã đoán ra bệnh, chỉ còn phải làm một số vấn đề chuyên môn khác là có thể biết rõ ngay được loại bệnh Phong thấp một cách chắc chắn và có kết quả trong thời gian rất ngắn."


* CHUYÊN VIÊN

Có nhiều ngành chuyên môn giúp chữa trị bệnh Phong thấp hoặc giúp thêm phần công hiệu vào việc trị liệu.

- Chuyên viên Phong thấp (rhumatoloque), đúng như tên đặt của nó, thì chỉ trách nhiệm theo nguyên tắc với bệnh nhân Phong thấp (chuẩn bệnh, chữa trị, ....).

- Chuyên viên vật lý liệu pháp (physiothérapie) có phần vụ thực hiện khoa chữa trị bằng phương pháp vật lý (nóng, lạnh, chạy điện, liệu pháp, cơ khí, thủy liệu pháp, liệu pháp vận động ...). Khoa “vật lý trị liệu” là một môn quan trọng chữa trị không những bệnh Phong thấp mà còn cho nhiều thứ bệnh khác. Đa số bệnh nhân khớp viêm cũng phải qua lối trị liệu này.

Ngoài các chuyên viên nêu trên còn có các ngành chuyên môn khác cũng đóng góp phần quan trọng, mặc dầu không phải là trực tiếp như:

- Bác sĩ chuyên môn quang tuyến (radiologiste) và sinh vật học gia (biologiste) đưa đến các kết quả nghiên cứu quan trọng cua mỗi loại chuyên mòn, giúp tài liệu cho việc chuẩn bệnh đi đúng hướng trị liệu.

- Bác sĩ chữa bệnh tinh thần (psychiatre) có thể giúp cho đồng nghiệp chữa trị bệnh nhân bằng phương cách tinh thần thân thể như trong trường hợp bệnh Phong thấp kinh niên.

- Bác sĩ giải phẫu (chirurgien) cũng có vai trò quan trọng trong trường hợp giải phẫu bệnh khớp xương, khớp dính... Ngành giải phẫu chuyên về chữa các sự biến dạng khớp xương, được gọi là thuật chỉnh hình (orthopèdie).


* KHÁM BỆNH CHUYÊN MÔN

Khi đến khám bệnh, bác sĩ đặt một số câu hỏi về chứng đau với bệnh nhân để lập thành bệnh án.

Tất cả chi tiết bệnh trạng được ghi vào một phiếu riêng. Khi làm tổng hợp các đặc điếm của bệnh thì bác sĩ tìm thấy kết quả khám bệnh.

Tuy nhiên có nhiều trường hợp kết quả khám bệnh cũng chưa đầy đủ để quyết đoán được bệnh vì vậy phải nhờ đến phần khám xét chuyên môn khác.

- Rọi kiếng (X quang). Ta thường dùng phương pháp “rọi kiếng*’ để giúp cho bác sĩ biết rõ các xương, dùng chỗ không mắc bệnh để làm bằng chứng và so sánh, khi cần thì ta nhờ đến vài phương pháp chuyên môn đặc biệt khác dưới đây:

- Nhiếp ảnh đoạn tàng (tomographie) là phương pháp chụp xương và các khớp xương từng lớp.

- Nhiếp ảnh khớp (arthrographie): chích một thứ thuốc vào cốt tủy để làm nổi bật chỗ đau khi chụp ảnh, như trường hợp bệnh thần kinh háng.

- Phòng xét nghiệm (laboratoire): phòng này thí nghiệm về thử máu, nước tiểu, dịch não tuỷ. Trong vấn đề phân tích, có các vấn đề công việc sau đây:

+ Thử máu: Tim số lượng hồng huyết cầu và bạch huyết cầu, phân lượng sắc tố máu (hémoglobine), tốc độ lắng của hồng huyết cầu. Phân lượng các thành phần hóa học trong máu (khoáng chất, protêin,...) dịch não tủy. Tìm các biến chất bất thường.

- Khám bệnh tâm thần: Bác sĩ sẽ tìm hiểu bệnh nhân có đau về bệnh tinh thần không? Ảnh hưởng của bệnh tâm thần như thế nào? Không ai biết rõ được vấn đề chuyên môn này hơn bác sĩ chữa trị bệnh tâm thần được.

Người Anh nói: “Never change a winning team” (Không nên bao giờ thay đổi một đội quân chiến thắng). Đây là câu nói bất hủ đã giúp cho đội banh của nước Anh vươn lên và chiến thắng vẻ vang cuộc tranh giải bóng tròn thế giới. Câu nói nàv cũng nên áp dụng trong việc chữa trị bệnh Phong thấp.

Có nhiều bệnh nhân Phong thấp đi chữa trị từ bác sĩ này qua bác sĩ khác và kể cả thầy thuốc “tự do” mà không để bệnh tình đủ thời gian lành được. Mới thử được thuốc mới nào đó đã cho là bệnh tình khá hơn, khi thấy đỡ thì ngưng dùng thuốc. Vài tuần hay vài tháng sau thì thấy bệnh nhân than phiền, kêu rên và trách móc bác sĩ. Bệnh nhân không được chữa trị đến nơi đến chốn nên lại tái phát làm mất nhiều thì giờ, tốn hao tiền bạc nhiều mà chẳng thấy được kết quả nào.

Khi bạn đang có một bác sĩ chữa bệnh tận tâm thì đừng nghe lời bạn bè khen chê và giới thiệu bạn đến các thầy thuốc khác hứa hảo, chữa trị dứt bệnh trong thời gian thần tốc vì bệnh mau lành như vậy không bao giờ do thuốc trị liệu. Do vậy, chữa trị bệnh đòi hỏi phải có thời gian đầy đủ tùy theo mỗi trường hợp.

Như vậy, ta phải để cho bác sĩ có đủ thời gian trị liệu công hiệu vì bệnh Phong thấp là chứng kinh niên dai dẳng. Thật là dễ dàng cho bác sĩ nếu chỉ biên toa thuôc trị các triệu chứng và làm giảm bớt đau nhức trong vài ngày. Nhưng nếu muốn chữa trị dứt hẳn căn bệnh thì phải có đủ thời gian, có kinh nghiệm, biết rõ căn bệnh, tất cả đều đòi hỏi thời gian và chuyên môn.

Nói như trên cũng không có nghĩa là không nên bao giờ thay đổi bác sĩ mà sự việc này cần phải cẩn thận, suy nghĩ chín chắn lợi hại và chỉ quyêt định khi thấy việc thay đổi thật sự cần thiết mà thôi. 

Sưu tầm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Quick Message
Press Esc to close
Copyright © 2013 Tôi Thắng Được Bệnh Phong Thấp All Right Reserved